| Hotline: 0983.970.780

Kế hoạch 5 năm mới Trung Quốc: Khoa học, công nghệ, sáng tạo là cốt lõi

Thứ Tư 03/03/2021 , 15:36 (GMT+7)

Theo lịch chính thức, kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc khai mạc ngày 5/3, thảo luận và công bố nội dung trọng tâm là kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm tới.

Phục hồi kinh tế là nhiệm vụ trước mắt, nhưng cuộc cạnh tranh với Mỹ đặt ra đòi hỏi sự chuyển đổi hướng vào tiêu dùng và phát triển công nghệ trong nước sẽ đặt ra các thay đổi chiến lược.

Theo nhiều nguồn tin, bài phát biểu “kiểm điểm & phương hướng” của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong phiên khai mạc có thể sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng cụ thể.

Nếu xảy ra, đây là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc chỉ quyết tâm có tăng trưởng do khả năng phục hồi kinh tế vẫn bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm cho chông chênh. Tuy nhiên, cũng các nguồn tin này được cung cấp cấp cho Reuters thì kế hoạch 5 năm sẽ đặt ra tốc độ tăng trưởng bình quân 5%.

Bản tin của Reuters ngày 2/3 dẫn lại phân tích trong báo cáo của công ty tư vấn China Policy (Chính sách Trung Quốc) viết rằng, “khoa học, công nghệ, sáng tạo sẽ là mục tiêu gần như tuyệt đối”.

“Ngoài tham vọng tăng trưởng năng suất, thúc đẩy tiêu dùng, hồi sinh nông thôn và làm sạch môi trường, trở thành một cường quốc về khoa học công nghệ được xem là vấn đề an ninh quốc gia”, theo China Policy. Không có gì khó hiểu bởi nhìn lại thì thấy, khi Hoa Kỳ áp lệnh cấm cung cấp chất bán dẫn cho gã khổng lồ công nghệ Huawei đã làm bộc lộ rõ sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu của Trung Quốc.

“Kim chỉ nam” về một quốc gia thu nhập cao vào năm 2025 hay quốc gia phát triển hài hòa vào năm 2035 được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình vẫn còn nguyên giá trị. Để hiện thực hóa nó, kế hoạch 5 năm tới của Trung Quốc sẽ nắm vai trò then chốt giúp nước này bứt dứt điểm khỏi bẫy thu nhập trung bình vốn đã khiến không ít quốc gia vướng trì trệ trong năng suất và không cai thiện được vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Từ Học viện Kinh tế mới Trung Quốc, giám đốc Jia Kang cũng chung quan điểm với nhận định của China Policy.

“Trung Quốc cần phải đạt được những đột phá trong các lĩnh vực nhạy cảm dễ bị kìm hãm bởi công nghệ nước ngoài, chẳng hạn như chip, in thạch bản (lithography, công đoạn tối quan trọng trong công nghệ sản xuất chip điện tử hiện nay) và hệ điều hành”, Reuters dẫn ý kiến của ông Jia.

Cũng theo chuyên gia này, “kế hoạch 5 năm tới sẽ không giới hạn trong chu kỳ của nó mà sẽ kết nối đến năm 2035 để đạt được sự phát triển bền vững xuyên suốt sau khi vượt qua bẫy thu nhập trung bình”.

Một điểm chung mà giới quan sát kinh tế cùng dự báo là Trung Quốc sẽ tăng quy mô hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm nay để bổ sung cho hàng loạt các chính sách kích thích năm ngoái. Dù vậy, khả năng sẽ có những lúc “dò đường” bởi quy mô phục hồi không đồng đều, tiêu dùng có dấu hiệu giảm tốc và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ đối mặt nhiều khó khăn.

Hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra nhận định sự phục hồi vẫn chưa vững chắc. Một số tư vấn chính sách đã khuyến nghị đặt mức thâm hụt ngân sách năm 2021 trong khoảng 3 - 3,5%, chỉ thấp chút xíu so với mức của năm ngoái là 3,6%.

Liu Shijin - chuyên gia tư vấn chính sách của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, quy mô nền kinh tế trong năm 2021 có khả năng đạt tăng trưởng 8 - 9%, nhưng do xuất phát điểm yếu của năm 2020 nên giai đoạn tăng trưởng cao sẽ chưa trở lại.

Nền kinh tế số 1 vào năm 2028, sớm 5 năm

Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm 5 năm so với nhiều dự báo trước đó. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Thương mại (CEBR) đặt tại London (Anh), khả năng phục hồi kinh tế của 2 nước này sau đại dịch Covid-19 là tiền đề cho nhận định trên.

Theo CEBR, cách thức ứng phó dịch bệnh kinh nghiệm của Trung Quốc, gồm đóng cửa ổ dịch sớm và quyết liệt cộng hưởng với tiềm năng tăng trưởng dài hạn của phương Tây gặp trở ngại đem đến cơ hội bứt nhanh của Trung Quốc.

Dù chưa rõ Trung Quốc có đặt mục tiêu tăng trưởng cụ thể hay không, hoặc chọn con số nào, CEBR dẫn các phân tích cho thấy khả năng nước này sẽ đạt bình quân 5,7% trong cả giai đoạn 5 năm tới. 5 năm tiếp theo đến 2030 có thể giảm còn 4,5%.

Mỹ, theo Reuters, được dự báo sẽ có tốc độ phục hồi ngoạn mục sau đại dịch, thậm chí còn được ví von với cuộc đại nhảy vọt đầu thế kỷ 20, tăng trưởng bình quân cũng chỉ đến 1,9% trong giai đoạn 2022 - 2024 và còn 1,6% năm 2025.

Cũng có các dự báo “soán ngôi” khác trong dài hạn, như Nhật Bản duy trì vị thế số 3 đến đầu những năm 2030, nhưng sau đó sẽ bị Ấn Độ vượt qua, còn Đức tụt xuống vị trí số 5. Anh thì từ vị trí số 5 hiện tại sẽ nhận vị trí số 6 từ năm 2024, vẫn theo CEBR.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất