| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục nạn ô nhiễm môi trường vùng nước nuôi biển

Thứ Năm 03/06/2021 , 08:32 (GMT+7)

Nuôi biển đầu tư cao, nên môi trường vùng nước nuôi biển đang là mối lo lớn của những người nuôi biển ở Bình Định nhằm phòng dịch bệnh, tránh thua lỗ.

Nuôi biển phát triển nhanh

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, do đặc điểm tự nhiên là vùng biển hở, không kín gió, vùng nuôi thường xuyên bị ảnh hưởng khi có gió bão, nên Bình Định không thể phát triển mạnh nghề nuôi biển bằng lồng, bè.

Hiện ở Bình Định có khoảng 310 hộ nuôi thủy sản bằng lồng, bè trên biển, tập trung tại các xã Nhơn Hải, Nhơn Châu, phường Ghềnh Ráng và phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn). Tổng số bè nuôi thủy sản ở Bình Định hiện có 273 bè với trên 3.500 lồng nuôi cá hồng, cá chẽm, tôm hùm.

Tại vùng nuôi biển ở khu vực Hải Minh thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) hiện có hàng trăm bè với cả nghìn lồng nuôi nằm san sát nhau. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tại vùng nuôi biển ở khu vực Hải Minh thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) hiện có hàng trăm bè với cả nghìn lồng nuôi nằm san sát nhau. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bên cạnh đó, ngư dân ở xã Nhơn Châu, xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng còn có nghề nuôi ương tôm hùm giống. Các địa phương nói trên hiện có 84 hộ nuôi ương tôm hùm giống với 39 bè, khoảng 1.232 lồng nuôi, số lượng giống ương nuôi khoảng 181.300 con.

Còn nghề nuôi tôm hùm thương phẩm tập trung tại xã Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng và xã Nhơn Châu gồm 120 hộ nuôi với 42 bè, khoảng 1.079 lồng; số lượng giống thả nuôi khoảng 89.200 con, sản lượng bình quân đạt khoảng 24 tấn. Nuôi ốc hương thì tập trung chủ yếu tại đầm Đề Gi (huyện Phù Cát) với diện tích nuôi khoảng 1ha, sản lượng ước đạt 15 tấn.

Để phát triển nuôi biển theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên biển, giữa năm 2015, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, tổng thể tích nuôi biển trên địa bàn tỉnh này là 23.000m3, năng suất 6,5 kg/m3, sản lượng đạt 150 tấn.Tuy nhiện với hiệu quả từ nuôi biển, đến nay tổng thể tích nuôi biển của Bình Định đã đạt gần 61.000m3, sản lượng nuôi biển đã vượt xa so với kế hoạch đến năm 2030.

Nuôi nhuyễn thể sẽ tập trung chủ yếu vùng đầm Đề Gi và đầm Thị Nại với 2 đối tượng nuôi là hàu và ốc hương. Quy hoạch đến năm 2030, tổng diện tích nuôi nhuyễn thể ở Bình Định là 105ha, năng suất 11 tấn/ha, sản lượng 1.190 tấn, nhu cầu con giống khoảng 71,5 triệu con.

Thức ăn thủy sản cho cá ăn tồn dư mỗi ngày mỗi ít cũng làm ô nhiễm vùng nước nuôi. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thức ăn thủy sản cho cá ăn tồn dư mỗi ngày mỗi ít cũng làm ô nhiễm vùng nước nuôi. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ngư dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

“Nguồn tôm hùm giống khai thác từ tự nhiên hàng năm theo mùa vụ khá lớn, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi ương tôm hùm giống và nuôi tôm hùm thương phẩm tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho lực lượng lao động vùng biển và hải đảo. Hoạt động nuôi biển ở Bình Định đã tạo ra nguồn hải sản tươi sống phục vụ nhu cầu tại chỗ và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh tại địa phương”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT, chia sẻ.

Trước đây, các loại rác thải trong quá trình nuôi biển bằng lồng, bè như bao bì đựng thức ăn thủy sản, chai lọ đựng thuốc thú y thủy sản, rác thải sinh hoạt đều được chủ lồng bè xả thẳng xuống nước. Rác thải tích tụ lâu ngày sẽ gây ô nhiễm vùng nuôi, dẫn tới phát sinh dịch bệnh trên thủy sản. Do đó, việc kiểm soát rác thải, nhất là rác thải nhựa trong nuôi trồng thủy sản trên biển đang được người nuôi rất quan tâm.

Trước đây, bao bì đựng thức ăn thủy sản khi bị hư hỏng đều được xả thẳng ra vùng biển nuôi. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trước đây, bao bì đựng thức ăn thủy sản khi bị hư hỏng đều được xả thẳng ra vùng biển nuôi. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ví như tại vùng nuôi biển ở khu vực Hải Minh thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) hiện có đến hàng trăm bè với cả nghìn lồng nuôi nằm san sát nhau, nên việc thu gom rác thải trên lồng bè để hạn chế ô nhiễm vùng nuôi rất được chú trọng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng bì nhựa để đựng thức ăn cho thủy sản được hạn chế tối đa, hiện các chủ nuôi đã chuyển sang sử dụng xô, can nhựa để đựng thức ăn. Mỗi ngày, khi người nuôi ra bè cho cá ăn kết hợp vớt các loại rác thải như hộp xốp, bì nhựa, cây gỗ, quần áo, giày dép… do sóng tấp vào lồng bè nuôi để làm vệ sinh vùng nước nuôi. Rác vớt lên được bà con thu gom đưa về cảng cá Quy Nhơn đổ vào thùng.

Tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) hiện có 12 bè nuôi 57.500 con tôm hùm thương phẩm của 26 hộ nuôi. Theo người nuôi tôm hùm lồng ở đây, mỗi ngày 1 lồng tôm có trọng lượng từ 0,7-0,8 kg/con tiêu tốn hơn 5kg thức ăn tươi sống mỗi ngày. Với lượng thức ăn được đựng trong bì nhựa, cộng với các loại rác thải sử dụng hằng ngày trên bè, nếu không được thu gom mà xả thải ra biển sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

Hiện nay, ý thức bảo vệ môi trường vùng biển nuôi thủy sản bằng lồng, bè đã được nâng cao trong mỗi ngư dân. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hiện nay, ý thức bảo vệ môi trường vùng biển nuôi thủy sản bằng lồng, bè đã được nâng cao trong mỗi ngư dân. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Nghề nuôi tôm hùm đầu tư nhiều vốn, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ phát sinh dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn. Bởi thế, khi cho tôm ăn, ngư dân nuôi tôm phải lặn xuống biển kiểm tra từng lồng nuôi, thu gom các loại rác thải trên lồng bè để đưa vào bờ đổ vào thùng rác; thức ăn thừa trong lồng được gom lại, đưa ra xa vùng nuôi. Khi vệ sinh lồng bè, ngư dân đưa về bờ để xử lý tại khu vực bãi biển do xã quy định và đóng phí vệ sinh cho xã”, ông Đỗ Cao Thắng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho hay.

“Nghề nuôi thủy sản bằng lồng bè chịu tác động bởi nhiều yếu tố môi trường. Vì vậy, để tránh rủi ro, người nuôi đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải trong quá trình sản xuất. Bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật, Chi cục Thủy sản tỉnh thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương mở nhiều lớp tập huấn về nghề nuôi trồng thủy sản, gắn với tuyên truyền để người nuôi hạn chế rác thải, giữ gìn vệ sinh vùng nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh trong nuôi thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế”, ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản  thuộc Chi cục Thủy sản Bình Định.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.