| Hotline: 0983.970.780

Khai giảng lớp kiểm ngư chính quy đầu tiên ở Việt Nam

Thứ Năm 26/10/2023 , 18:58 (GMT+7)

Sáng 26/10, Cục Kiểm ngư và Trường Cao đẳng Công nghệ kinh tế & Thủy sản tổ chức khai giảng các lớp kiểm ngư chính quy khóa I, năm học 2023 - 2024.

Đây là 2 lớp đào tạo kiểm ngư chính quy đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Đinh Mười.

Đây là 2 lớp đào tạo kiểm ngư chính quy đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Đinh Mười.

Trong đó, lớp cao đẳng Kiểm ngư có 20 sinh viên, thời gian đào tạo là 2,5 năm còn lớp trung cấp Kiểm ngư có 28 sinh viên với thời gian đào tạo là 2 năm. Đây là 2 lớp đào tạo nghề kiểm ngư chính quy đầu tiên trên toàn quốc.

Việc tổ chức được 2 lớp đào tạo kiểm ngư khóa I được xem là một trong những việc làm cụ thể để thực hiện nội dung trong quyết định số 81 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, trong đó yêu cầu: “Khẩn trương thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo thẩm quyền của tỉnh”.

Hiện nay, nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển đang tiếp tục có xu hướng suy giảm nhanh chóng, cường lực khai thác lớn, phát triển thiểu bền vững. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy để thực thi pháp luật tại các địa phương ven biển chưa được kiện toàn, thiếu đồng bộ, thiếu nguồn nhân lực, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên biển dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chiếm tỉ lệ cao.

Ông Nguyễn Quang Hùng - Cục trưởng Cục Kiểm ngư đánh giá rất cao việc tổ chức được 2 lớp kiểm ngư chính quy đầu tiên. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Nguyễn Quang Hùng - Cục trưởng Cục Kiểm ngư đánh giá rất cao việc tổ chức được 2 lớp kiểm ngư chính quy đầu tiên. Ảnh: Đinh Mười.

Do đó, các lớp đào tạo nghề kiểm ngư có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành thủy sản, hướng tới phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, hội nhập quốc tế, đảm bảo sinh kế lâu dài cho ngư dân. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ giúp cung ứng nguồn nhân lực cho lực lượng kiểm ngư, tạo tiền để phát triển lực lượng này thời gian tới.

Em Nguyễn Thị Hội, trú tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, sinh viên lớp cao đẳng kiểm ngư khóa I chia sẻ: “Em sống ở đảo Cát Hải, nhà gần biển, quê hương em hầu như ai cũng đi biển, hàng ngày em chứng kiến bố mẹ và hàng xóm đi biển rất vất vả, nguy hiểm. Từ bé em đã ước mơ làm một nghề gì đó liên quan đến biển để có thể hỗ trợ, giúp đỡ bố mẹ và người dân địa phương. Vừa rồi thấy các thầy cô nói về lớp học kiểm ngư, em đã đăng kí ngay”.

Theo ông Nguyễn Quang Hùng – Cục trưởng Cục Kiểm ngư, kiểm ngư là lực lượng thường trực tham mưu Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU.

Lãnh đạo Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng I chụp ảnh lưu với với các sinh viên khóa đầu tiên. Ảnh: Đinh Mười.

Lãnh đạo Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng I chụp ảnh lưu với với các sinh viên khóa đầu tiên. Ảnh: Đinh Mười.

Vai trò, trách nhiệm của lực lượng kiểm ngư trong tuần tra, kiểm tra kiểm soát trên biển, chống khai thác IUU cũng như phối hợp với các lực lượng như cảnh sát biển, hải quân, bộ đội biên phòng trong quá trình thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng là rất quan trọng. Tuy vậy, nguồn nhân lực phục vụ cho kiểm ngư còn thiếu, nhất là các địa phương.

Do đó, việc tổ chức được 2 lớp học đào tạo kiểm ngư chính quy đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng, sẽ là lực lượng rất quan trọng, sẽ bổ sung cho lực lượng kiểm ngư và các địa phương trong thời gian tới.

“Rất mừng là hôm nay chúng ta có 2 lớp được khai giảng, lực lượng kiểm ngư địa phương hiện nay mới thành lập, bắt đầu từ năm 2022 nên lực lượng cán bộ còn rất thiếu. Nếu các em sẽ tích cực học tập, phấn đấu thật tốt, đảm bảo sức khỏe thì chắc chắn khả năng đầu ra sẽ rất tốt. Trong thời gian tới, đề nghị nhà trường tiếp tục mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh để bổ sung thêm nguồn nhân lực cho kiểm ngư”, ông Hùng chia sẻ.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất