| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á

Chủ Nhật 06/06/2010 , 12:56 (GMT+7)

Sáng 6/6, lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của 450 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ cấp cao trong khu vực, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các học giả và báo giới quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc diễn đàn

Sáng 6/6, lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của 450 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ cấp cao trong khu vực, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các học giả và báo giới quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen, Thủ tướng Myanmar Thein Sein, Phó Chủ tịch Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Vương Chí Trân… đã tham dự và phát biểu khai mạc diễn đàn.

Sau lời giới thiệu của giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu khai mạc diễn đàn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 diễn ra tại Việt Nam đúng vào dịp Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN là sự kiện có ý nghĩa quan trọng và chắc chắn sẽ đóng góp thiết thực cho quá trình hoạch định chính sách, phương hướng hợp tác ở khu vực trong những năm tới.

Thủ tướng cho rằng, chủ đề của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á năm nay - “Nâng cao vai trò của châu Á,” là rất phù hợp với bối cảnh hiện tại của khu vực.

Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra những tổn thất to lớn, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống thế giới, nhưng cũng làm bộc lộ rõ những khiếm khuyết của hệ thống kinh tế-tài chính toàn cầu cũng như của từng nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy quá trình cải cách thể chế và mô hình kinh tế nhằm bảo đảm cho sự phát triển nhanh, cân bằng và bền vững hơn.

Ở Đông Á, các nền kinh tế cũng gặp không ít khó khăn, nhưng đã đối phó khá hiệu quả với cuộc khủng hoảng, có tốc độ phục hồi nhanh nhất và đang trở thành một đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Sự phục hồi nhanh đã chứng tỏ sức sống và tính năng động của các nền kinh tế Đông Á, chứng tỏ ý chí và bản lĩnh vượt qua khó khăn của chính phủ, nhân dân và doanh nghiệp các nước trong khu vực. Điều đó càng củng cố niềm tin của chúng ta rằng, trong những năm tới, Đông Á sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, năng động và đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Với quy mô kinh tế tăng nhanh, Đông Á sẽ ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn và do đó có điều kiện để tham gia ngày càng tích cực hơn vào các cơ chế hợp tác quốc tế. Vai trò toàn cầu của Đông Á đã được thể hiện qua các nước thành viên tại các cơ chế hiện nay như Liên hợp quốc, G-20, WTO... Đặc biệt, với 4 thành viên và đại diện ASEAN tại G-20, Đông Á có khả năng đóng góp tích cực và đáng kể cho việc kiến tạo một cấu trúc mới hiệu quả hơn, dân chủ hơn cho nền quản trị toàn cầu.

Thủ tướng cũng cho rằng, các nền kinh tế Đông Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn bao gồm các vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên...

Với đặc điểm nổi bật là hướng ngoại, kinh tế Đông Á cũng dễ bị tổn thương trước các rủi ro kinh tế toàn cầu. Điều đó, đòi hỏi từng nền kinh tế Đông Á cần tăng cường chất lượng quản trị, đổi mới mô hình phát triển để tăng trưởng nhanh, cân bằng và bền vững, mặt khác phải dành nhiều ưu tiên hơn và tham gia nhiều hơn nữa trong hợp tác quốc tế để đối phó với các vấn đề toàn cầu. Nói cách khác, Đông Á cần phải có một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế-chính trị toàn cầu trong giai đoạn hậu khủng hoảng.

Thủ tướng nêu rõ, những câu hỏi lớn mà các nền kinh tế Đông Á phải nhìn nhận lại các mục tiêu và ưu tiên cho giai đoạn sắp tới ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu đó là những điều chỉnh gì đối với mô hình phát triển hiện tại, liên kết khu vực cần được thúc đẩy như thế nào để hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế, Đông Á cần có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với các vấn đề chung của thế giới.

Giới thiệu những thành tựu quan trọng sau 25 năm đổi mới của Việt Nam cũng như những mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2020, theo Thủ tướng bước vào thập niên thứ hai của Thế kỷ 21, vận hội mới thực sự đã tới với Đông Á và đây là lúc Đông Á có thể tự tin gánh vác những trọng trách to lớn hơn trong quản trị toàn cầu. Do vậy, mỗi thành viên của cộng đồng Đông Á cần nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của mình, với tầm nhìn xa trông rộng và hành động nhạy bén, trước hết là ở tầm quốc gia và khu vực.

Đồng tình với phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bài phát biểu của Thủ tướng các nước Campuchia, Lào và Myanmar, Phó Chủ tịch Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đều nhấn mạnh sự hợp tác trong khu vực để nâng cao tính cạnh tranh của mỗi quốc gia nhằm đưa Đông Á phát triển mạnh mẽ và năng động.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm