| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Festival Hoa lan TP.HCM 2019

Thứ Bảy 27/04/2019 , 14:13 (GMT+7)

Sáng 27/4, Festival hoa lan TP.HCM năm 2019 với chủ đề “Sắc màu nhiệt đới” do Sở NN-PTNT TP.HCM tổ chức đã khai mạc tại Công viên Tao Đàn (quận 1).

Đây sẽ là dịp để người dân Thành phố Hồ Chí Minh và du khách có thể thưởng ngoạn, trải nghiệm trong kỳ nghỉ lễ; Festival diễn ra từ nay đến hết ngày 1/5.

Lễ Khai mạc Festival Hoa lan TP.HCM 2019

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM cho biết, thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị những năm qua ngành nông nghiệp Thành phố luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt từ 5 đến 6%/năm, góp phần nâng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác từ 158,5 triệu đồng/ha/năm (năm 2010) lên 502 triệu đồng/ha/năm (năm 2018). Để đạt được kết quả này, Thành phố đã triển khai thực hiện nhiều chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực theo hướng nông nghiệp đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trong đó có hoa cây kiểng.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM (áo trắng).
14.003 cây, chậu hoa lan được trưng bày triển lãm
Người dân TP.HCM thích thú chụp hình cùng hoa lan
Khách tham quan thích thú với vườn lan vũ nữ
Sở NN-PTNT cùng Sở Du lịch (TP.HCM) phối hợp có những tour du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp 
Khu vực cổng vào được trang trí với rất nhiều loại hoa lan
Du khách cũng thích thú chụp hình với hoa lan

Trong cơ cấu ngành hoa kiểng của Thành phố, hoa lan được đánh giá có tiềm năng phát triển lớn. Diện tích trồng lan tăng từ 63 ha năm 2006 lên 375 ha năm 2018. Sản lượng cung ứng ra thị trường trong năm 2018 đạt trên 80 triệu cành và trên 5 triệu chậu hoa lan các loại, đạt giá trị gần 850 tỉ đồng, chiếm 72,4% giá trị sản xuất hoa cây kiểng thành phố. Người trồng hoa lan có thu nhập khá, bình quân đạt trên 1 tỷ đồng/ha/năm.

“Hiện nay, ngành trồng lan tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đã có bước phát triển tích cực và đang định hình là một ngành kinh tế sinh thái giàu tiềm năng. Các vườn lan hứa hẹn là những điểm du lịch sinh thái thân thiện, hấp dẫn du khách. Đây sẽ là dịp để Thành phố giới thiệu, quảng bá thương hiệu hoa lan và các sản phẩm hoa kiểng; kết nối phát triển du lịch với phát triển nông nghiệp đô thị. Là nơi gặp gỡ của những người yêu hoa lan, của các hội viên, nghệ nhân, nhà vườn với mục đích giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm trồng, nuôi dưỡng lan thành một hướng phát triển kinh tế mới”, ông Liêm chia sẻ.

Festival hoa lan TP.HCM 2019 với quy mô gần 10ha tại Công viên Tao Đàn (Q1) được thiết kế và trưng bày với 19 tiểu cảnh đặc sắc, phong phú mang những thông điệp khác nhau như: Con đường hoa lan, Không gian hoa lan, Thuyền sóng, Tháp hoa lan, Giỏ hoa, Chòi nghỉ lan, Bồ câu hòa bình…  Có khoảng 111.814 chậu, cây hoa các loại, trong đó có 14.003 cây, chậu hoa lan được trưng bày triển lãm. 

Nhiều hoạt động phong phú như triển lãm hoa lan, cây cảnh, hội thi hoa lan, hội thi bonsai, hội thi thiết kế tiểu cảnh sân vườn,... Đặc biệt, còn có sự tham gia của các nghệ nhân, nhà vườn, trang trại trồng lan của các tỉnh, thành như Bình Dương, Long An, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Tháp, Đăk Nông… Ngoài ra, tại Festival Hoa lan TP.HCM 2019 còn có khu triển lãm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.