| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Hội nghị thủy cầm thế giới lần 5

Thứ Năm 07/11/2013 , 09:17 (GMT+7)

Hội nghị lần này sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 6 - 8/11 với các chương trình hội thảo, tọa đàm, báo cáo tham luận của hàng trăm học giả đến từ các nước trên thế giới.

Sáng 6/11 tại Khách sạn Sheraton Hà Nội, dưới sự đăng cai của Việt Nam, Hội nghị Thủy cầm thế giới lần thứ 5 chính thức khai mạc. Hội nghị lần này sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 6 - 8/11 với các chương trình hội thảo, tọa đàm, báo cáo tham luận của hàng trăm học giả đến từ các nước trên thế giới.


Khai mạc Hội nghị Thủy cầm thế giới lần 5.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh, do chăn nuôi thủy cầm ở VN gắn bó với nền SX lúa nước nên số lượng thủy cầm VN đứng thứ hai thế giới.

Thủy cầm có ưu điểm là dễ nuôi, khả năng tận dụng phụ phẩm nông-lâm-ngư, côn trùng, thủy sinh để chuyển thành thịt, trứng, lông phục vụ đời sống dân sinh.

Trong những năm qua, chăn nuôi thủy cầm có những bước phát triển, thay đổi từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn hơn.

Năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, cho lợi nhuận ngày càng nhiều, trở thành một trong những nghề SX chính trong SX NN. Chăn nuôi thủy cầm góp phần làm thay đổi cơ cấu các ngành SX trong NN và xoá đói giảm nghèo ở VN.

Ông Nguyễn Đức Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Trong thập kỷ qua, số vịt tăng bình quân 7%/năm, sản lượng trên 280.000 tấn thịt hơi/năm. Trứng đạt trên 2 tỷ quả/năm. Việt Nam đang sở hữu một bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang quản lý các đàn giống gốc dòng thuần và ông bà nuôi tại 3 cơ sở là: Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Phân viện chăn nuôi Nam Bộ, Trung tâm Nghiên cứu Giống gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi). Các đàn giống bố mẹ do địa phương quản lý.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố năm 2012, ĐBSH chiếm 26,68%, ĐBSCL 32,19%, Tây bắc 2,17% trong tổng đàn thủy cầm của Việt Nam. Cơ cấu giữa thủy cầm sinh sản và thủy cầm nuôi thịt thì thịt chiếm 65 - 70%, thủy cầm sinh sản chiếm 30 - 35%.


Lãnh đạo Cục Chăn nuôi thăm, kiểm tra việc phát triển, chăn nuôi thủy cầm tại cơ sở SX giống thương phẩm ở Thanh Hóa.

Trước những thuận lợi, khó khăn và thách thức, ông Trọng cho biết ngành thủy cầm đặt mục tiêu tăng trưởng về số lượng đàn 1 - 1,5%/năm. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại và công nghiệp lên 50% năm 2015 và 65% năm 2020. Tăng sản lượng thịt 8-10%/năm. Đưa tỷ trọng thịt xẻ gia cầm lên 32% vào năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp 24-25% năm 2015 và 35-37% năm 2020, sản lượng trứng tăng 10-12%/năm. Khuyến khích phát triển những giống mà Việt Nam có lợi thế so sánh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng quy mô đàn gia cầm, so với các loại vật nuôi khác. Khuyến khích phát triển vịt nuôi nhốt, bán chăn thả và chăn thả có kiểm soát.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đề nghị, cần phải tái cơ cấu ngành chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Theo đó, chăn nuôi vịt thịt tập trung ĐBSCL, ĐBSH, chăn nuôi vịt hướng trứng tập trung các tỉnh Miền Trung, chăn nuôi vịt kiêm dụng tập trung cho các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.

Đặc biệt, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, các biện pháp an toàn sinh học, đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm nuôi trong nông hộ, khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi.

Chính vì vậy, tại hội nghị lần này chủ yếu tậm trung thảo luận xung quanh các vấn đề trọng tâm trong tương lai của ngành gia cầm là: Si truyền giống và sinh sản, thú y – môi trường, thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăn nuôi hộ gia đình…

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), để thực hiện thành công mục tiêu đề ra, trong những năm tới ngành chăn nuôi sẽ xây dựng hệ thống giống 4 cấp trên phạm vi toàn quốc. Xây dựng mạng lưới sản xuất và cung ứng đủ giống bố mẹ cho các cơ sở giống địa phương để sản xuất giống thương phẩm, phục vụ con giống tại chỗ, hạn chế tình trạng sử dụng giống thương phẩm làm bố mẹ. Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở ấp nở sản xuất, cung ứng giống. Dòng thuần được nhập, chọn tạo và nuôi giữ ở các cơ sở nuôi giữ giống gốc Bộ NN-PTNT quản lý. Các giống ông bà được nhập, chọn tạo và nuôi giữ ở các cơ sở nuôi giữ giống gốc Bộ NN-PTNT quản lý. Đàn giống bố mẹ: được nuôi ở các cơ sở giống của tỉnh, các trang trại, hộ chăn nuôi. Gia cầm thương phẩm được nuôi ở mọi cơ sở chăn nuôi trang trại và nông hộ.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.