| Hotline: 0983.970.780

Khai thác thế mạnh nông nghiệp Tri Tôn

Chủ Nhật 15/09/2024 , 11:06 (GMT+7)

An Giang Huyện Tri Tôn là địa phương có đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh An Giang, đang tập trung khai thác dư địa phát triển theo hướng khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân huyện Tri Tôn thu hoạch lúa . Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân huyện Tri Tôn thu hoạch lúa . Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Tri Tôn xuống giống gần 88 nghìn ha vụ đông xuân và hè thu đều cho năng suất cao, nông dân có lãi. Hiện nay huyện đang tập trung chăm sóc lúa thu đông với diện tích hơn 40 nghìn ha, hiện lúa xanh tốt và ít sâu bệnh.

Ông Nguyễn Văn Văn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết, giá lúa tươi vụ hè thu từ 7.200 - 8.400 đồng/kg (IR50404, OM18, OM5451, Đài Thơm 8...), nông dân phấn khởi vì giá lúa tiếp tục duy trì ở mức khá.

Nhằm phát huy thế mạnh cây lúa, dựa trên nền tảng phát triển Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), Tri Tôn đăng ký tham gia đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” với diện tích hơn 26 nghìn ha, tại 88 tiểu vùng sản xuất.

Trong đó, diện tích liên kết sản xuất 5.800ha, diện tích áp dụng “3 giảm 3 tăng” 22.000ha, diện tích áp dụng “1 phải 5 giảm” 11.200ha, diện tích áp dụng tưới tiết kiệm nước 12.000ha. Đồng thời, phát triển 4.600ha áp dụng “1 phải 5 giảm” từ Dự án VnSAT để thực hiện chi trả tín chỉ carbon.

6 tháng đầu năm 2024, huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng 652ha, tăng 231ha so cùng kỳ năm 2023. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

6 tháng đầu năm 2024, huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng 652ha, tăng 231ha so cùng kỳ năm 2023. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhằm bảo vệ và phục vụ tốt sản xuất, năm 2024, huyện Tri Tôn dự kiến triển khai thi công 61 công trình thủy lợi, ước tổng kinh phí đầu tư gần 34,33 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa do huyện quản lý dự kiến triển khai 31 công trình, tổng vốn hơn 17,5 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do huyện quản lý dự kiến triển khai 30 công trình, tổng vốn gần 16,81 tỷ đồng.

Hiện Sở NN-PTNT An Giang đang thực hiện mở thầu xây dựng cho dự án hệ thống thủy lợi vùng cao Bảy Núi, với tổng vốn đầu tư 516 tỷ đồng tại huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên.

Đối với huyện Tri Tôn, có 3 xã Ô Lâm, Châu Lăng và Lê Trì có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống sẽ được hưởng lợi từ dự án. Bên cạnh đó, việc đầu tư hạ tầng cho dự án vùng nguyên liệu lúa tại xã Tân Tuyến, Tà Đảnh và thị trấn Cô Tô, do Bộ NN-PTNT đầu tư với tổng vốn trên 20 tỷ đồng, đã thi công gần hoàn thành, chuẩn bị nghiệm thu để phục vụ sản xuất.

Nhằm bảo vệ và phục vụ tốt sản xuất, năm 2024, huyện Tri Tôn dự kiến triển khai thi công 61 công trình thủy lợi, ước tổng kinh phí đầu tư gần 34,33 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhằm bảo vệ và phục vụ tốt sản xuất, năm 2024, huyện Tri Tôn dự kiến triển khai thi công 61 công trình thủy lợi, ước tổng kinh phí đầu tư gần 34,33 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn, 6 tháng đầu năm 2024, huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng 652ha, tăng 231ha so cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh chuyển đổi cây trồng phù hợp, Tri Tôn còn tập trung hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP, nhằm khai thác  hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa và nâng cao giá trị sản phẩm.

Trên địa bàn huyện có 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó các sản phẩm nhãn Ido, chanh không hạt và rượu Công Chuẩn đạt OCOP 3 sao. Riêng 3 sản phẩm của Công ty Cổ phần Palmania (mật thốt nốt sệt, mật thốt nốt bột và mật thốt nốt hạt) đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đánh giá, công nhận đáp ứng tiêu chuẩn tham gia, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Sở NN-PTNT An Giang đang tham mưu UBND tỉnh đề xuất Hội đồng OCOP cấp quốc gia (cơ quan thường trực là Bộ NN-PTNT) xem xét, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia đối với 3 sản phẩm này.

Trên địa bàn huyện có 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó các sản phẩm nhãn Idor, chanh không hạt và rượu Công Chuẩn đạt OCOP 3 sao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trên địa bàn huyện có 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó các sản phẩm nhãn Idor, chanh không hạt và rượu Công Chuẩn đạt OCOP 3 sao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh phát huy thế mạnh nông nghiệp, huyện Tri Tôn còn chú trọng xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 6 xã nông thôn mới (Vĩnh Gia, Tà Đảnh, Lương Phi, Lương An Trà, Tân Tuyến, Lạc Quới), trong đó có 2 xã nông thôn mới nâng cao (Tà Đảnh, Lương An Trà). Phấn đấu đến cuối năm 2024, huyện có thêm 1 xã nông thôn mới nâng cao (Lương Phi) và 5 ấp trên địa bàn các xã khó khăn được công nhận đạt chuẩn ấp nông thôn mới.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Văn cho biết thêm, huyện tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thông qua những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu, mã số vùng trồng cho các sản phẩm nông nghiệp (lúa chất lượng cao, cây ăn trái, dược liệu...), gắn liên kết sản xuất, tiêu thụ thông qua HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.