| Hotline: 0983.970.780

Huyện biên giới Tri Tôn có có nhiều chính sách hay giúp người dân thoát nghèo

Thứ Tư 04/10/2023 , 17:19 (GMT+7)

Bằng cách kết hợp các chính sách hiện có và nguồn lực tại chỗ, từ đó công tác giảm nghèo trong đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn (An Giang) đạt nhiều kết quả.

Hỗ trợ bò giống cho các hộ Khmer nghèo ở Tri Tôn (An Giang). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hỗ trợ bò giống cho các hộ Khmer nghèo ở Tri Tôn (An Giang). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Công tác an sinh xã hội trong đồng bào Khmer

Tri Tôn là huyện nghèo của tỉnh An Giang, với hơn 34% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại 10/15 xã, thị trấn của huyện. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc chiếm khá cao trên tổng số hộ nghèo của huyện. Chính vì vậy, để tận dụng mọi nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ, chương trình mục tiêu quốc gia để giúp các hộ gia đình dân tộc Khmer còn khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo luôn được cả hệ thống chính trị huyện Tri Tôn quan tâm.

Thời gian qua, để giúp phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc, huyện Tri Tôn đã tập trung triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc còn khó khăn trên địa bàn như giảm nghèo bền vững xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Từ những chính sách hỗ trợ này, nhiều hộ đồng bào dân dân tộc thuộc diện khó khăn trên địa bàn huyện có thêm điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.

Bà Neang Sâm Bô, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tri Tôn cho biết: Ngoài chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì Tri Tôn cũng được quan tâm đầu tư từ rất nhiều các chương trình đối với những hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn huyện.

Hiện nay có rất nhiều chương trình an sinh xã hội của Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang triển khai hỗ trợ cho đồng bào Khmer. Trong đó có chương trình hỗ trợ bò giống cho các hộ đồng bào Khmer nghèo tại vùng Bảy Núi đã mang lại nhiều ý nghĩa. Ban đầu người dân nhận hỗ trợ bò giống, bà con chăn nuôi đã có bò đẻ con. Từ đó nhờ con bò con đó họ đã nuôi lớn, xem đó là tài sản và trang trải được chi phí sinh hoạt cho gia đình họ, họ rất là phấn khởi.

Là một trong những hộ nghèo ở Tri Tôn nhận được chương trình hỗ trợ bò giống để nuôi, anh Chau Khonh ở ấp Tô Trung, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn phấn khởi chia sẻ, do gia đình nghèo không ruộng đất nhiều, nên anh phải đi làm thuê, cuộc sống khó khăn. Khi Nhà nước cấp bò để nuôi, gia đình rất vui mừng nên cố gắng chăm sóc để làm vốn liếng sau này để lo cho cuộc sống và nuôi con cái ăn học.

Sau khi nhận bò giống, anh Chau Khonh chăm sóc bò cẩn thận theo hướng dẫn của ngành thú y để bò có thể phát triển khỏe mạnh và sinh sản tốt ở những năm tiếp theo. Trong năm 2022, bò đã sinh sản được 1 bê con và hiện nay chuẩn bị cho lứa thứ hai.

Anh Chau Khonh ở ấp Tô Trung, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn đang chăm sóc bò sau khi nhận bò hỗ trợ về nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Chau Khonh ở ấp Tô Trung, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn đang chăm sóc bò sau khi nhận bò hỗ trợ về nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, Tri Tôn còn triển khai các nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hỗ trợ tạo sinh kế cho bà con dân tộc nghèo từ các mạnh thường quân, các Ban ngành của huyện đã làm tốt công tác phối hợp với các xã, thị trấn trong việc lựa chọn đối tượng và giám sát tốt việc sử dụng vốn đúng mục đích. Do đó, nguồn vốn từ các chương trình triển khai trên địa bàn đã từng bước phát huy hiệu quả, giúp cho bà con dân tộc gặp khó khăn phát triển kinh tế gia đình.

“Là một trong những hộ Khmer nghèo, chị Néang Soc Vum được tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, mỗi lần được 50 triệu đồng. Tôi vay vốn để kinh doanh, trồng rau màu. Tiếp cận được nguồn vốn chính sách này giúp gia đình tôi ổn định hơn, có nguồn kinh tế khá giả hơn. Ngoài những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, công tác chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc gặp khó khăn trong các dịp lễ, Tết… gia đình tôi luôn được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành của địa phương”, chị Néang Soc Vum ở xã Cô Tô, huyện Tri Tôn nói.

Giúp người nghèo an cư lạc nghiệp

Theo ông Trần Minh Giang, Phó chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, địa phương là huyện miền núi, biên giới, dân tộc, cũng là vùng căn cứ địa cách mạng. Huyện có tổng cộng 13 xã, 2 thị trấn với 79 khóm ấp, dân số toàn huyện có hơn 117.300 người với 33.440 hộ. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer chiếm khoảng 34% dân số. Thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ cho hơn 380 hộ nghèo, với tổng kinh phí gần 13 tỷ 300 triệu đồng.

Ông Trần Minh Giang cho rằng, việc hỗ trợ nhà cho người nghèo, giúp người nghèo an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra còn hỗ trợ cất mới và sửa chữa hơn 630 căn nhà cho hộ nghèo và cận nghèo nhờ nguồn vận động (trong đó số hộ nghèo người dân tộc Khmer chiếm đa số). Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" ngày càng có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng xã hội.

Từ những chính sách hỗ trợ này, nhiều hộ đồng bào dân dân tộc thuộc Khmer diện khó khăn trên địa bàn huyện Tri Tôn có thêm điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ những chính sách hỗ trợ này, nhiều hộ đồng bào dân dân tộc thuộc Khmer diện khó khăn trên địa bàn huyện Tri Tôn có thêm điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Có thể nói, các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc có vị trí đặc biệt quan trọng đối với huyện Tri Tôn, từ các chính sách triển khai trên địa bàn đã góp phần thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Từ đó, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn huyện. Với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm giảm nghèo của bà con vùng đồng bào dân tộc, đã giúp kinh tế vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện ngày một phát triển.

Đồng thời giúp đời sống bà con dân tộc ngày một tốt hơn, qua đó góp phần huyện Tri Tôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Khmer, giữ gìn tốt khối đại đoàn kết dân tộc tại địa phương.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, tổng số hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở là hơn 1.900 hộ. Riêng năm 2023, Tri Tôn thực hiện 943 căn, vừa cất mới và sửa chữa; tổng số vốn hơn 21 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện, giao các ban ngành liên quan và các xã, thị trấn từ đây đến cuối năm sẽ đẩy nhanh tiến độ để bà con hộ nghèo có nhà mới.

Xem thêm
Việt Nam - bang California tăng cường hợp tác thực hành nông nghiệp bền vững

Ngày 16/5 (giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam gặp mặt và làm việc với Bộ Lương thực và Nông nghiệp bang California, Hoa Kỳ (CDFA).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.