| Hotline: 0983.970.780

Khám phá Lai Tu Chin - Bộ tộc xăm mặt cuối cùng ở châu Á

Thứ Năm 17/08/2017 , 07:05 (GMT+7)

Phụ nữ Trung Quốc có tục bó chân, còn phụ nữ ở Myanmar lại có tục đeo vòng đồng hay xăm mặt.... Trang tin Ripleys.com của Mỹ vừa cập nhật.

Xăm hình mặt là truyền thống độc đáo của một số bộ tộc trên thế giới, trong đó có Lai Tu Chin, bộ tộc ít người ở Myanmar, nhưng truyền thống này hiện đang có nguy cơ bị "tuyệt chủng".

11-22-17_1
Những người phụ nữ thuộc tộc người Lai Tu Chin

Lai Tu Chin là bộ tộc sống chủ yếu dọc hai bên bờ sông Laymro, bang Mrauk U và bang Chin. Giống như bộ tộc Kayan Lahwi duy trì truyền thống đeo vòng đồng trên cổ cho phụ nữ từ khi còn nhỏ, bộ tộc Lai Tu Chin lại có truyền thống xăm hình mặt rất độc đáo.

Từ năm 1962 đến năm 2011, Myanmar nằm dưới trị cai quản của chế quân sự. Năm 1976, chế độ này chính thức ban hành lệnh cấm hành nghề xăm mặt vì vậy những phụ nữ thực hành nghệ thuật truyền thống này, có tên Hmae Sun Nae Ti Cengkhüu Nu bị coi là bất hợp pháp nên truyền thống này đang dần dần biến mất.

Các hình xăm được tạo ra bằng thứ mực chế từ các thành phần tự nhiên, như cây lá, như bồ hóng từ nắp đậy nồi. Hình xăm dạng mạng nhện, được để mờ dần theo năm tháng, nhưng không hoàn toàn biến mất. Bởi mực không được pha quá đậm như mực xăm tiêu chuẩn, nên sự mờ theo thời gian này đã làm cho vẻ đẹp của phụ nữ Lai Tu Chin trở nên độc đáo.

Đặc biệt, khi phụ nữ lớn lên theo tuổi tác, nhất là khi về già, nhờ những hình xăm nói trên, tạo cho họ khuôn mặt rất ấn tượng, đặc biệt là những đường viền mang nét đặc trưng "bản quyền " chỉ phụ nữ Lai Tu Chin mới có.

Để giúp độc giả hiểu thêm về bộ tộc này, nhiếp ảnh gia người Úc, Dylan Goldby vừa giới thiệu những bức ảnh "cận cảnh", nói về những khuôn mặt nghệ thuật của phụ nữ Lai Tu Chin. Theo Dylan Goldby, do cuộc sống hiện đại thâm nhập, nên phụ nữ sinh sau thập niên 70 không còn duy trì tục này, nên truyền thống xăm mặt nói trên đang có nguy cơ biến mất.

Phụ nữ Lai Tu Chin thực hành xăm mặt được gọi là Hmae Sun Nae Ti Cengkhüu Nu:

11-22-17_2

11-22-17_3

11-22-17_4

11-22-17_5

11-22-17_6

11-22-17_7

11-22-17_8

11-22-17_9

11-22-17_10

11-22-17_11

(Theo Ripleys.com- 8/2017)

Xem thêm
Việt Nam và Trung Quốc thả 128 triệu con giống thủy sản tại Vịnh Bắc bộ

Việt Nam và Trung Quốc thả 128 triệu con giống thủy sản tại Vịnh Bắc bộ. Thị phần rau quả Việt Nam tại Canada chỉ chiếm 0,63%. Nga thông báo giảm thuế xuất khẩu lúa mì và ngô. Ca ghép thận thành công đầu tiên tại ĐBSCL.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Tổng rà soát các vị trí đê kè sông Hồng xung yếu

Để đảm báo tính mạng và tài sản của người dân trước mùa mưa bão, thành phố Hà Nội sẽ tổng rà soát các vị trí đê kè sông Hồng.

Thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên ở ĐBSCL

Cần Thơ Sáng 9/5, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ công bố thông tin về trường hợp ca ghép thận thành công đầu tiên ở khu vực ĐBSCL.