Diện tích mía bị sâu đục thân chủ yếu tập trung ở vùng mía TX Ninh Hòa. |
Số diện tích mía này tập trung chủ yếu tại vùng mía các xã Ninh Xuân, Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh Sơn và Ninh An (TX Ninh Hòa), với 80% là sâu đục thân mình hồng gây hại.
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Khánh Hòa, đây là loại dịch hại thông thường, gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây mía từ giai đoạn mầm, vươn lóng cho đến cây mía tích lũy đường. Và, tất cả các giống mía đều bị nhiễm. Khi mía bị sâu đục thân tấn công sẽ khiến mía bị héo nõn, giai đoạn vươn lóng thì bị khô đọt. Quan sát chỗ bị sâu đục vào có nhiều bã phân ướt, bẹ lá gần lỗ đục bị thối nhũn.
“Về nguyên nhân vùng mía ở TX Ninh Hòa bị nhiễm sâu đục thân do năm ngoái giá mía thấp. Bà con bỏ mặt không chăm sóc, cho nên tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh”, lãnh đạo chi cục cho biết. Để phòng trừ sâu đục thân hại mía hiệu quả, chi cục khuyến cáo người trồng cần theo dõi ruộng mía và phát hiện sớm sâu tuổi nhỏ. Sau đó, dùng các loại thuốc để rãi như Vifu-super 5GR (rải 20 kg/ha), Padan 4GR (rải 11 kg/ha), Sargent 6GR (rải 10 kg/ha).
Được biết, niên vụ mía 2019 - 2020, toàn TX Ninh Hòa có hơn 10.000ha mía với các giống mía chủ lực như Suphanburi 7, K95-156, K95-84, K2000-89… Hiện nay, hầu hết mía đang trong giai đoạn vươn lóng.