| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa đưa khoa học công nghệ vào khuyến nông

Thứ Ba 23/02/2021 , 11:25 (GMT+7)

Các mô hình nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa những năm gần đây được địa phương định hướng áp dụng khoa học công nghệ sản xuất theo hướng an toàn, bền vững.

Ông Huỳnh Kim Khánh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa cho biết, hiện nay, hoạt động sản xuất theo hướng an toàn, bền vững đã được nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng.

Những vùng cây trồng đạt chuẩn VietGAP ngày càng nhiều thêm, về chăn nuôi đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang quy mô trang trại và ứng dụng công nghệ mới có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường.

Mô hình nuôi biển cá dò bằng lồng HPDE do Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa triển khai bước đầu mang lại hiệu quả. Ảnh: KS.

Mô hình nuôi biển cá dò bằng lồng HPDE do Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa triển khai bước đầu mang lại hiệu quả. Ảnh: KS.

Về nuôi trồng thủy sản đã chuyển dần theo hướng công nghiệp, công nghệ cao, xây dựng mô hình nuôi biển vươn khơi bằng lồng HPDE và mô hình nuôi thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao semi-biofloc, các mô hình nuôi an toàn sinh học... Vì vậy, các mô hình khuyến nông cũng đi theo hướng tập trung hỗ trợ cho các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiện đại, bền vững, an toàn.

Cụ thể, năm 2020, nhiều mô hình do Trung tâm khuyến nông tỉnh Khánh Hòa triển khai đã mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất. Điển hình như dự án nuôi biển cá dò bằng lồng HPDE (kiểu Na Uy) được triển khai vào tháng 8/2020 tại xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh. Dự án hỗ trợ 1 lồng tròn HDPE, đường kính 10 m, độ sâu lưới 6m.

Kết quả bước đầu cho thấy, cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, trong lượng bình quân đạt từ 2,2 – 2,5 kg/con, tỷ lệ sống đạt 95%. Không những thế lồng tròn kiểu Na Uy chịu được sóng, gió lớn, có thể nuôi xa bờ, phù hợp với các hộ dân nuôi dưới hình thức nông hộ.

Hay mô hình cải tạo đàn dê, cừu bằng biện pháp luân chuyên đực giống chất lượng tốt và áp dụng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để đạt năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

Năm 2020, Trung tâm khuyến nông Khánh Hòa đã phối hợp với Trung tâm Dê thỏ Sơn Tây triển khai với quy mô 44 con cừu/4 hộ tại xã Cam Phước Đông và 48 con dê/4 hộ tại xã Cam Thành Nam (TP. Cam Ranh). Theo đánh giá nhận thấy chất lượng dê, cừu con sau sinh tăng lên, trọng lượng tăng 25-30% so với giống cũ tại địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều dự án xây dựng mô hình cây ăn quả theo hướng VietGAP. Trong đó như mô hình táo VietGAP triển khai trên diện tích 3 ha/12 hộ tại xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) từ năm 2019. Năm 2020. Trung tâm tiếp tục hỗ trợ vật tư, phân bón thuốc BVTV cho các hộ dân triển khai.

Mô hình đã giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất bình quân 25 tấn/ha/năm (tăng 10% so với ngoài mô hình), cho thu nhập khoảng 250 triệu/ha/năm, tăng 13.6% so với ngoài mô hình. Sau khi trừ chi phí nông dân lãi 155 triệu đồng/ha, tăng 32,6% so với ngoài mô hình.

Mô hình cải tạo đàn dê được triển khai tại xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đã giúp đàn dê của người dân nuôi nâng cao chất lượng. Ảnh: KS.

Mô hình cải tạo đàn dê được triển khai tại xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đã giúp đàn dê của người dân nuôi nâng cao chất lượng. Ảnh: KS.

Cũng tại Cam Thành Nam, mô hình thâm canh cây mãng cầu theo hướng VietGAP với quy mô 3 ha/12 hộ tham gia cho năng suất bình quân đạt 13,5 tấn/ha/năm, tăng 20,8% so với ngoài mô hình. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được hơn 280 triệu đồng/ha, tăng 33% so với ngoài mô hình.

Bên cạnh đó, Trung tâm còn xây dựng mô hình trồng mới cây bưởi da xanh theo hướng VietGAP quy mô 5ha cho 20 hộ tham gia tại xã Sông Cầu (Khánh Vĩnh) từ năm 2019. Đến nay cây bưởi phát triển tốt, tỷ lệ sống 95%, cây cao trung bình 1,8m, đường kính thân 2,5 cm, không có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng.

Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa còn xây dựng mô hình thâm canh cây bưởi da xanh theo hướng VietGAP với quy mô 2ha, 5 hộ tham gia tại xã Sông Cầu (Khánh Vĩnh) cũng mang lại hiệu quả cho nông dân. Cụ thể, mô hình cho năng suất bình quân 60 tấn/ha/năm, tăng 15% so với ngoài mô hình. Với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg (cao hơn ngoài mô hình 2.000 đồng/kg), thu nhập của các hộ trong mô hình khoảng 1,5 tỷ/ha/năm, tăng 31% so với ngoài mô hình.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa Huỳnh Kim Khánh, nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh, trong năm 2021, Trung tâm tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông trọng điểm theo định hướng của ngành, gắn công tác đào tạo huấn luyện và tổ chức tham quan hội thảo với việc triển khai các mô hình mới có hiệu quả để tạo được sức lan tỏa nhanh. Đặc biệt, tập trung xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững, an toàn. Cũng như phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí để quảng bá rộng rãi các hoạt động khuyến nông, các mô hình có hiệu quả.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa cũng đang xây dựng Trang thông tin điện tử “Chợ nông sản Khánh Hòa”. Chợ nông sản Khánh Hòa không chỉ là trang thông tin giới thiệu, quảng bá các nông sản thế mạnh của tỉnh, mà còn là nơi cung cấp mọi thông tin về kết nối cung cầu, các dịch vụ về giống mới, khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và truy suất nguồn gốc các sản phẩm.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm