| Hotline: 0983.970.780

HTX rau VietGAP có mô hình vận hành như ở Hàn, Nhật

Thứ Ba 02/02/2021 , 17:28 (GMT+7)

Khép kín từ khâu sản xuất tới kho lạnh bảo quản, tiêu thụ, HTX Tân Minh Đức ở Hải Dương có mô hình vận hành không khác gì các HTX tại Hàn Quốc, Nhật Bản.

Dưa chuột trồng trong nhà màng tại HTX Tân Minh Đức. Ảnh: Hải Tiến.

Dưa chuột trồng trong nhà màng tại HTX Tân Minh Đức. Ảnh: Hải Tiến.

HTX Tân Minh Đức thành lập từ tháng 8/2014 trên địa bàn xã Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương, chuyên sản xuất và kinh doanh rau quả VietGAP.

Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, dưới sự chèo lái của Giám đốc Phùng Thanh Mừng, HTX xã đã có sự phát triển vượt bậc, mỗi năm sản xuất được gần 3.000 tấn rau quả an toàn, bao gồm: bắp cải 1.000 tấn, su hào 500 tấn, dưa leo 200 tấn, súp lơ 150 tấn, còn lại là bầu, bí, mướp, cà chua, cà bát, cà pháo, hành hoa.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Mừng cho biết, để có thể sản xuất và bao tiêu hết số lượng rau VietGAP sản xuất ra hàng năm, HTX đã quy tụ được 174 xã viên chuyên canh rau xanh trên địa bàn, huy động được 1,7 tỷ đồng vốn góp cổ phần và 37ha đất canh cho trồng rau các loại.

Theo đó, HTX đã xây dựng được 4 kho lạnh công suất 100 tấn cho bảo quản rau quả, mua 1 xe tải cơ giới 8 tấn để vận chuyển cung ứng cho các đơn hàng, phối hợp với các cấp ngành liên quan triển khai làm được 40.000m2 nhà màng, nhà lưới trồng rau/quả sạch, cùng nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng khác, như nhà sơ chế, đóng gói rau xanh và văn phòng làm việc của HTX.

Kết quả sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 của HTX là trả được lợi tức cho mỗi cổ phần được 1 triệu đồng/năm. Chi lương cho Ban quản trị HTX (5 người) từ 4 - 9 triệu đồng/người/tháng, tùy vị trí việc làm.

Bên cạnh đó, HTX thu mua kịp thời toàn bộ lượng rau làm ra của các xã viên với giá cao hơn bán bên ngoài từ 12-15%, có thời điểm cao hơn 100%. Tổ chức được 30 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ thâm canh rau VietGAP cho nông dân.

HTX cũng đã đưa nông sản của các xã viên tham gia 15 hội chợ thương mại quảng bá sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tạo việc làm và thu nhập thời vụ cho hàng 1.000 xã viên với ngày công 200-300 nghìn đồng/ngày/1 lao động.

Dự kiến đến tháng 3/2021, HTX sẽ đưa vào vận hành dây chuyền công nghệ Hàn Quốc rửa, phân loại và đóng gói rau quả các loại.

Dưa lưới trồng trong nhà kính công nghệ cao tại HTX Tân Minh Đức. Ảnh: Hải Tiến.

Dưa lưới trồng trong nhà kính công nghệ cao tại HTX Tân Minh Đức. Ảnh: Hải Tiến.

Theo ông Mừng, để đạt được thành tựu ấn tượng nói trên, trước hết phải kể đến sự đồng tâm hiệp lực của các thành viên trong HTX, đã tuân thủ nghiêm ngặt qui trình sản xuất rau quả VietGAP. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục nhà nước cho phép dùng trên rau quả an toàn. Không lạm dụng phân bón hóa học trong canh tác.

HTX luôn khuyến khích và ưu tiên chăm bón rau bằng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh. Đảm bảo cách ly trước thu hoạch các loại nông sản với phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo ghi trên bao gói, trong đó khá nhiều hộ đã tự bỏ thêm tiền đầu tư nhà màng, nhà lưới cho sản xuất rau quả sạch...

Nhờ vậy, các loại rau quả của HTX Tân Minh Đức đều được Chi cục Quản lí chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hải Dương cấp chứng nhận đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, HTX còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của các cấp ngành chuyên môn Trung ương, tỉnh và huyện, đặc biệt là UBND xã Phạm Trấn đã kịp thời quy hoạch mặt bằng diện tích cho HTX xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất và điều hành các hoạt động liên quan.

HTX cũng nhận được sự chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thường xuyên từ các cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ NN-PTNT như: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu Rau quả, Sở KH-CN Hải Dương, trong đó, riêng Viện Nghiên cứu Rau quả đã chuyển giao giống cải bắp mới CT17 năng suất, chất lượng cao, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng, nhà nông hào hứng đưa vào sản xuất diện rộng.

Nhợ vậy, sản phẩm rau VietGAP của HTX Tân Minh Đức thường xuyên có mặt trong hệ thống siêu thị của BigC, VinMart, bếp ăn tập thể trên địa bàn và các khu công nghiệp ở Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng.

Cải bắp VietGAP trồng nhà lưới tại HTX Tân Minh Đức: Ảnh: Hải Tiến.

Cải bắp VietGAP trồng nhà lưới tại HTX Tân Minh Đức: Ảnh: Hải Tiến.

Ông Phùng Danh Út, thành viên HTX Tân Minh Đức hồ hởi khoe: Nhờ sự hỗ trợ của HTX và Sở NN-PTNT Hải Dương, tôi đã xây dựng được 8.000m2 nhà màng cho trồng rau quả sạch, mỗi năm sản xuất được hơn 180 tấn dưa lưới, gần 30 tấn dưa chuột, trừ mọi chi phí đâu tư và khấu hao nhà màng, còn lãi được ngót 1 tỷ đồng/năm.

Anh Phùng Danh Công, một thành viên khác trong HTX cũng vô cùng hứng khởi, khi ngay trong vụ đầu đã lãi xấp xỉ 200 triệu đồng/4.000m2 nhà lưới, nhà màng trồng dưa leo, dưa lưới công nghệ cao.

Còn Chị Phùng Thị Tiện (cùng HTX) chuyên canh 0,5 ha cải bắp, su hào, cà bát, cà pháo theo VietGAP. Nhờ được HTX bao tiêu kịp thời hết mọi sản phẩm đầu ra, mỗi năm chị Tiện đã kết dư gần 400 triệu đồng.

    Tags:
Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm