| Hotline: 0983.970.780

Khát vọng 'ốc đảo' Phan Thanh

Thứ Tư 09/06/2021 , 08:29 (GMT+7)

Phan Thanh, Tân Lập là hai xã phía Nam của huyện Lục Yên, một vùng đất sầm uất bên dòng sông Chảy, khi thủy điện Thác Bà hoàn thành nơi đây trở thành 'ốc đảo'…

Con đường Tân Lập - Phan Thanh được người dân góp tiền mở rộng các khúc cua. Ảnh: Thái Sinh.

Con đường Tân Lập - Phan Thanh được người dân góp tiền mở rộng các khúc cua. Ảnh: Thái Sinh.

Trong ký ức của nhiều người trước khi nhà máy thủy điện Thác Bà chưa được xây dựng, dòng sông Chảy trở thành tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Hai anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật đã chọn vùng đất ven sông Chảy lập đại bản doanh chống lại quan lại địa phương hà hiếp dân chúng, sau đó mở rộng sang tận Tuyên Quang, Lào Cai đào thành đắp lũy giúp vua Lê Anh Tông và Lê Trang Tông chống lại nhà Mạc, được phong là Gia quốc công, hay còn gọi là Chúa Bầu. Phần lớn những thành quách đã trở thành phế tích hay chìm dưới lòng hồ Thác Bà.

Thủ phủ huyện Lục Yên trước đây nằm ở xã Tân Lập, người ta gọi là Lục Yên Châu, một vùng đất trù phú và giàu có bậc nhất tỉnh Yên Bái lúc bấy giờ, ngày đêm tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền. Năm 1971 khi hồ thủy điện Thác Bà tích nước, huyện Lục Yên buộc phải “dời đô” về Yên Thế ngày nay, cách Lục Yên Châu hơn 20km. Hai xã Tân Lập, Phan Thanh trở thành vùng lõm, “ốc đảo” bên hồ Thác Bà.

Phố Hốc bên dòng sông Chảy giờ chỉ còn trong ký ức. Ảnh: Thái Sinh.

Phố Hốc bên dòng sông Chảy giờ chỉ còn trong ký ức. Ảnh: Thái Sinh.

Trưởng ban Tuyên giáo huyện Lục Yên Trần Tiến Hưng dẫn chúng tôi về vùng đất Phan Thanh trong buổi chiều đầu tháng sáu nắng như đổ lửa, nơi đây gia đình anh đã sinh cơ lập nghiệp mấy đời, có một bến thuyền và một khu đất rộng lớn để tập kết hàng hóa từ khắp nơi chuyển lên. Khi hồ thủy điện Thác Bà tích nước thì gia đình anh cũng như bao gia đình khác buộc phải dời nhà cửa cùng mồ mả tổ tiên đi tứ tán khắp nơi, vùng đất trù phú bên bờ sông Chảy chỉ còn lại trong ký ức của những người già kể lại cho con cháu nghe.

Không thể tin nổi con đường vào Tân Lập, Phan Thanh dài hơn hai chục cây số lại già nua, khấp khểnh toàn những ổ trâu, ổ voi như vào chốn địa ngục nào đó mà tôi không thể hình dung ra. Sau nửa thế kỷ, người dân hai xã đã hiến hàng trăm ha ruộng vườn màu mỡ cho công trình thủy điện lớn nhất miền Bắc mà cuộc sống khốn khó trăm bề bởi sự vây bọc của hồ Thác Bà và những dãy núi cao chất ngất. Họ sống như trong cái giỏ khổng lồ bị cách biệt bởi hồ nước mênh mông với một bên là những dãy núi đá dựng đứng, muốn thoát ra khỏi cái giỏ đó chỉ hai cách là vượt núi hoặc bơi qua hồ.

Bí thư kiêm chủ tịch xã Phan Thanh ông Hoàng Liên Hiệp ngán ngẩm cho biết: Toàn xã chúng tôi có 611 hộ, 2.558 khẩu là các dân tộc Tày, Nùng, Dao và Kinh. Tổng diện tích đất toàn xã 3.630ha, trong đó có 60ha ruộng, đất bán ngập có 167ha, trong đó 60ha lúa, 50ha lạc, 57ha ngô còn lại là đồi và rừng. Khi hồ rút nước bà con vội vã ra vùng đất bán ngập trồng lúa, ngô, khoai và những cây rau màu ngắn ngày. Năm nào mưa sớm, nước hồ lên nhanh thì năm ấy hỏng ăn, cuộc sống của người dân trước đây lao ra hồ khi mùa mưa đến, còn bây giờ thì đi làm ăn khắp nơi mấy trăm người, anh thấy đấy các thôn làng chỉ toàn người già và trẻ em.

Đang mùa dịch Covid-19 xã đến tận nhà thông báo cho các gia đình đề nghị con em ở tại chỗ, khi nào hết dịch mới trở về. Còn ai cố tình, chúng tôi đến lập danh sách buộc cách ly ngay. Những gia đình có người đi làm ăn xa đều vận động con em ở lại, chứ tất cả ùn ùn kéo về thì vô cùng khó khăn cho chính quyền địa phương…

Ông Hiệp không cần giấu giếm cho biết thêm: Phan Thanh là xã vùng ba, xã khó khăn và nghèo nhất huyện Lục Yên. Bởi sản phẩm của bà con làm ra không tiêu thụ được, những nông sản có giá như đậu, lạc, gỗ rừng trồng do đường sá xa xôi, đi lại khó khăn nên phải bán rẻ. Vì thế, xã còn 55 hộ nghèo chưa biết giúp họ thoát nghèo bằng cách nào.

Người dân gặt chạy lũ dưới những chân ruộng bán ngập. Ảnh: Thái Sinh.

Người dân gặt chạy lũ dưới những chân ruộng bán ngập. Ảnh: Thái Sinh.

Chúng tôi theo ông Hiệp tới thôn Hốc Xả nằm giáp mép hồ Thác Bà, anh Trần Tiến Hưng chỉ cho tôi cái vệt đất xanh mờ dưới chân núi tựa hình con voi nằm phủ phục bên bờ sông Chảy: Gia đình tôi trước kia ở phố Hốc, mùa này nước rút còn nhìn thấy, chứ vào mùa mưa cả vùng ngập trắng băng. Theo lời kể của bố tôi, phố Hốc trước đây sầm uất nhất nhì vùng đất Phan Thanh, Tâm Lập. Sau mấy chục năm người dân thôn Hốc Xả vẫn còn nghèo lắm…

Gia đình ông Vi Văn Tuân nằm ngay cạnh hồ, vào mùa mưa nước mấp mé bờ ao, cách sân độ một mét. Nhà ông, có gần chục miệng ăn, nhưng chỉ có hơn 2 sào ruộng cấy được hai vụ còn 3 sào nằm trên vùng đất bán ngập. Mỗi năm thu trên tấn lúa, không còn thiếu ăn, nhưng không có gì tiêu. Con ông Tuân là Vi Văn Minh vào mùa mưa thì lao ra hồ đánh tôm, đánh cá. Minh giở cho tôi xem những chiếc lờ đánh tôm đan bằng lưới xếp, anh sắm 200 tay lưới, mỗi ngày kiếm được dăm sáu cân tôm mang ra chợ xã Trung Tâm nằm dọc quốc lộ 70 phía bên kia bờ sông Chảy…

Những chiếc xuồng chở khách qua hồ Thác Bà nằm chờ nước lên. Ảnh: Thái Sinh.

Những chiếc xuồng chở khách qua hồ Thác Bà nằm chờ nước lên. Ảnh: Thái Sinh.

Các gia đình ở hai xã Phan Thanh, Tân Lập bị nước hồ Thác Bà cô lập, đánh được tôm con cá đều phải vượt hồ bán qua các thương lái bên quốc lộ 70, họ không thể mang về thị trấn Yên Thế gần ba chục cây số để bán. Mùa nước còn có thể bơi thuyền qua sông Chảy, mùa cạn thì chẳng thuyền nào dám qua, vì lòng sông lởm chởm toàn đá, nhiều thuyền không thuộc luồng lạch va vào đá vỡ tan tành. Người dân Phan Thanh, Tân Lập ước muốn có một con đường và cây cầu, nhưng nửa thể kỷ nay vẫn chỉ là ước muốn.

Thôn Thủy Văn có 11 chiếc thuyền phục vụ bà con đi lại qua bờ bên kia bởi họ không thể đi vòng hơn 60 cây số sang quốc lộ 70, nhưng mấy tháng nay nước hồ cạn nên cả 11 chiếc nằm phơi nắng bên dòng sông đợi mùa nước lên. Anh Tàng Văn Hoàng ngán ngẩm bảo, bà con có nhiều việc phải sang bờ bên kia, nhưng nước hồ rút, các nhà máy thủy điện trên Lào Cai xả nước thì có thể chạy được, còn nước cạn thế này không ai dám đi, cần lắm thì bà con phải vòng lên phía Tân Lĩnh đi thôi…

Anh Trần Tiến Hưng cho hay, khi tôi được phân công phụ trách xã Phan Thanh, thấy con đường liên xã xuống cấp trầm trọng, đi xe máy đã khó huống gì ô tô, nhất là ai có công việc phải đi lại trong đêm thì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nên đã vận động người dân góp tiền làm điện đường. Không ngờ bà con nhiệt tình ủng hộ, chúng tôi gọi là “Con đường thắp sáng làng quê”.

Khát vọng của người dân có một con đường, vì thế hơn hai chục cây số từ xã Tân Lĩnh qua Tân Lập tới Phan Thanh tới tận làng Ro, 596 hộ có con đường đi qua đều hiến đất làm đường, tính ra số đất bà con hiến 63.610m2. Sau khi mắc điện dọc tuyến đường, bà con tiếp tục góp tiền mở các cua cho thoáng tầm nhìn phục vụ đi lại dễ dàng hơn. Chưa nơi nào chúng tôi thấy người dân lại hứng khởi, nhiệt tình hiến đất làm đường như ở đây. Đó chính là niềm tin mà người dân ký thác vào con đường mà họ khát khao mong đợi.

Nhà của người dân thôn làng Ro buồn trong hưu quạnh. Ảnh: Thái Sinh.

Nhà của người dân thôn làng Ro buồn trong hưu quạnh. Ảnh: Thái Sinh.

Thôn làng Ro nằm cuối con đường, đây là thôn hẻo lánh nhất xã Phan Thanh. Làng Ro có nghĩa là làng hủi, ngày xưa những người bị bệnh cùi hủi được đưa về đây sinh sống. Họ sống dưới những chân đồi cây cối um tùm, khi chưa xây dựng đập thủy điện Thác Bà các nhà đi lại qua các lối mòn, nhưng từ khi nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, mùa nước lên nhiều nhà bị hồ nước cô lập, họ phải đi lại bằng những chiếc thuyền nan, tai nạn ập xuống bất cứ lúc nào khi trời nổi giông bão, gió ở hồ bao giờ cũng mạnh.

Hai xã Phan Thanh, Tân Lập nằm trong vùng lõm của huyện Lục Yên. Anh: Thái Sinh.

Hai xã Phan Thanh, Tân Lập nằm trong vùng lõm của huyện Lục Yên. Anh: Thái Sinh.

Ông Hoàng Liên Hiệp cho hay, thôn làng Ro có 3 lớp, nhưng chỉ có 9 học sinh, năm rồi huyện mới xóa điểm trường này, đưa tất cả các cháu về khu trung tâm để các cháu học hành thuận lợi hơn…

Phản ánh nguyện vọng của người dân Phan Thanh, Tân Lập với ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, ông Duy cho biết: Cuộc sống của người dân hai xã vô cùng khó khăn, nên trong nhiệm kỳ này chúng tôi sẽ dồn mọi nguồn lực giúp Lục Yên xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, nhất là hai xã Phan Thanh, Tân Lập. Ngoài ra chúng tôi dự kiến xây một cây cầu vượt hồ Thác Bà từ Phan Thanh sang xã Trung Tâm, nhằm kết nối các xã An Phú, Vĩnh Lạc và những xã phía đông hồ Thác Bà với quốc lộ 70, phá vỡ thế cô lập của các xã phía Nam huyện Lục Yên và phía Bắc huyện Yên Bình, tạo cú hích cho các xã này phát triển…  

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.