| Hotline: 0983.970.780

Khi rừng đã là vàng: [Bài 2] Át chủ bài là công nghệ giống

Thứ Tư 04/09/2019 , 09:10 (GMT+7)

Nhìn nhận lại cuộc cách mạng ngành Lâm nghiệp có thể thấy, công nghệ giống chính là “vũ khí” lợi hại bậc nhất.

Theo các nhà khoa học ở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng là quá trình thường xuyên, liên tục; bao gồm nhiều bước đi, giai đoạn, trải qua nhiều thế hệ với kết quả là năng suất và chất lượng của rừng trồng không ngừng được cải thiện và nâng cao.

20-22-33_kho_hoc_lm_nghiep_bi_2_1
Công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng là quá trình thường xuyên, liên tục.

Mặt khác, do phần lớn các loài cây trồng rừng là cây lâu năm, lâu ra hoa kết quả và ngay trong cùng một loài, khả năng và chu kì ra quả cũng rất khác nhau, gây không ít khó khăn cho những người làm công tác nghiên cứu giống. Một chu kì chọn tạo giống cây lâm nghiệp thường kéo dài hàng chục năm, nhanh nhất như đối với các loài cây có luân kì kinh doanh ngắn như nhóm các loài keo và bạch đàn cũng phải 10-12 năm.

Vì lẽ đó, các chương trình cải thiện giống cây lâm nghiệp thường phải kéo dài 20-25 năm, bao gồm nhiều kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn 3-5 năm và luôn phải mang tính kế thừa.

Trong giai đoạn 2011-2015, thông qua các đề tài, dự án do Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) thực hiện đã nghiên cứu, chọn tạo được nhiều giống mới cho các loài cây mọc nhanh, một giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia.
 

Các giống keo lai

Lâm nghiệp dòng vô tính là một hướng đi mới trong sản xuất lâm nghiệp ngày nay và đặc biệt với các loài cây mọc nhanh như keo và bạch đàn. Ưu điểm của lâm nghiệp dòng vô tính là bảo toàn được các đặc tính ưu trội của cây mẹ, rừng trồng sản xuất bằng các dòng vô tính có độ đồng đều cao cả về sinh trưởng và tính chất gỗ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính và nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cấy mô và giâm hom đã được bắt đầu từ năm 1990 với các dòng keo lai, keo lá tràm, đặc biệt thành công với sự phát triển của các dòng keo lai tự nhiên.

Trong giai đoạn 2011-2015, nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính vẫn được tiếp tục tiến hành ở quy mô, tầm cao mới và đã chọn lọc được nhiều dòng vô tính mới có năng suất cao, chất lượng tốt.

Năm 2006, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành chọn lọc thành công và được Bộ NN-PTNT công nhận 3 dòng keo lai BV71, BV73 và BV75 là các giống tiến bộ kỹ thuật (quyết định số 1998/QĐ-BNN-KHCN, ngày 11 tháng 7 năm 2006). Các dòng này sinh trưởng nhanh hơn hoặc tương đương với các giống BV10, BV16, BV32 và BV33 được công nhận trước đó.

Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống này trên các lập địa ở duyên hải Nam Trung Bộ, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã xây dựng khảo nghiệm đánh giá các dòng vô tính này tại Phước Mỹ, Quy Nhơn, Bình Định nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống từ đó mở rộng vùng trồng, đa dạng hóa nguồn giống.

Keo lai là loài cây trồng rừng chủ lực ở nước ta với diện tích rừng trồng ước tính đến năm 2016 là 520.000 ha. Tuy nhiên, nguồn giống keo lai sử dụng trong trồng rừng rất hạn chế, chỉ bao gồm khoảng 10 giống, việc sử dụng một số lượng giống hạn chế trên diện tích trồng rừng lớn dẫn đến nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ sâu bệnh hại trên diện rộng. Vì vậy, công tác chọn tạo bổ sung thêm các giống keo lai luôn được Viện quan tâm chú trọng.

20-22-33_kho_hoc_lm_nghiep_bi_2_3
Một chu kì chọn tạo giống cây lâm nghiệp thường kéo dài hàng chục năm.

Bên cạnh đó, keo lá tràm là loài cây có nhiều ưu điểm trong trồng rừng gỗ lớn như khả năng chống chịu sâu bệnh hại cao, chống chịu gió bão tốt, không bị mục ruột, tính chất cơ lý gỗ tốt, rất phù hợp làm gỗ xẻ. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, Viện đã tiến hành chọn lọc được nhiều dòng keo lá tràm sinh trưởng tốt, hình dạng thân đẹp và đã được công nhận giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật như CLT7, CLT18, CLT26, CLT43 cho vùng Đông Nam bộ; CLT57, CLT64, CLT98 cho vùng Bắc Trung bộ.
 

Giống bạch đàn lai

Nhu cầu trồng rừng bạch đàn đang tăng mạnh trở lại, đặc biệt ở một số tỉnh phía Bắc. Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu lai giống giữa bạch đàn uro với bạch đàn pellita và các giống bạch đàn khác.

Kết quả đã tạo ra hàng chục tổ hợp lai. Các tổ hợp lai mới có sinh trưởng vượt trội từ 20 đến 50% so với các giống bố mẹ cũng như các giống đối chứng U6, PN14 trên các lập địa ở Ba Vì (Hà Nội), Nam Đàn (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị) và Bầu Bàng (Bình Dương).
 

Tập hợp nguồn giống và xây dựng các vườn giống

Bên cạnh việc phát triển rừng trồng dòng vô tính các loài keo lai, keo lá tràm và bạch đàn lai thì việc xây dựng các vườn giống và quần thể chọn giống hết sức cần thiết. Một số loài cây trồng rừng chủ lực như keo tai tượng và keo lá liềm rất khó nhân giống bằng hom nên chủ yếu nhân giống bằng hạt. Cho đến nay mặc dù đã có một số vườn giống keo tai tượng được xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, vì vậy hàng năm nước ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn hạt giống từ các xuất xứ nguyên sản để phục vụ trồng rừng.

Cho đến nay, thông qua các đề tài và dự án, Viện đã xây dựng gần 200 ha vườn giống các loài keo tai tượng, keo lá tràm, keo lá liềm, bạch đàn uro, bạch đàn pellita... Trong số đó đã có gần 30 vườn giống được công nhận đủ điều kiện sản xuất hạt giống phục vụ trồng rừng. Các vườn giống này đều có tính đa dạng di truyền cao và đã bước đầu cung cấp hạt giống cho nghiên cứu và sản xuất. Rừng trồng từ nguồn hạt giống được cải thiện trong các vườn giống của keo lá tràm và keo tai tượng có năng suất vượt 20 – 40% so với xuất xứ tốt nhất và vượt 60 – 200% so với giống cây hạt đại trà.
 

Nghiên cứu nhân giống bằng công nghệ mô – hom và chuyển giao

Từ năm 2006 đến nay, Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học đã tiến hành chuyển giao giống và công nghệ nhân giống mô-hom cho nhiều cơ sở sản xuất và nghiên cứu trên khắp cả nước.

20-22-33_kho_hoc_lm_nghiep_bi_2_4
Để phát triển rừng trồng bền vững cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao giống vào sản xuất.

Có thể kể đến một số cơ sở nhân giống và trồng rừng hàng đầu như Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ, Công ty Cổ phần giống Nguyên Hạnh, các công ty giống và trồng rừng ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Tuyên Quang... và các trung tâm vùng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đến nay các cơ sở nhận chuyển giao đều đã có khả năng nhân giống ở các quy mô khác nhau.

Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất, từ năm 2010 đến nay Viện đã sản xuất và cung cấp gần 2 triệu cây mô đầu dòng keo và bạch đàn cho các vườn ươm trên cả nước để xây dựng vườn cây đầu dòng sản xuất hom.

Đẩy mạnh công tác chuyển giao

20-22-33_kho_hoc_lm_nghiep_bi_2_2

Ông Nguyễn Đức Kiên (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp: “Để từng bước nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng các loài cây mọc nhanh phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao giống vào sản xuất.

Cụ thể:

Tiếp tục đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống các loài cây mọc nhanh phục vụ trồng rừng kinh tế, trong đó chú trọng hơn nữa đến nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh hại, chống chịu gió bão và nâng cao chất lượng gỗ phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhân giống mô-hom vào sản xuất, đặc biệt là các giống mới chọn tạo.

Các địa phương và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với Viện để xây dựng các mô hình trình diễn giống mới, khảo nghiệm mở rộng giống từ đó chọn lọc ra các giống thực sự phù hợp với địa phương mình để phát triển vào sản xuất”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm