| Hotline: 0983.970.780

Khi thần tượng không cần hát hay

Thứ Ba 04/08/2015 , 06:15 (GMT+7)

Chung kết "Vietnam Idol" 2015 đã kết thúc với chiến thắng áp đảo thuộc về chàng trai Việt kiều Trọng Hiếu.

Người ủng hộ nhiều, nhưng kẻ ngậm ngùi cũng không ít bởi một cuộc thi âm nhạc nhưng chiến thắng lại không thuộc về người hát hay nhất.

Với lượng bình chọn lên đến 71,5% đến từ phía khán giả, chiến thắng của Trọng Hiếu được xem là đã được báo trước.

Xét về mặt chuyên môn, Bích Ngọc có giọng hát xuất sắc hơn Trọng Hiếu. Nhưng phong cách, cá tính và gu âm nhạc hợp thời đã giúp anh chàng Việt kiều tại Đức chiến thắng.

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng bởi Trọng Hiếu và Bích Ngọc đều có những lợi thế riêng. Nhưng cái tên được truyền thông nhắc đến nhiều nhất vẫn là chàng “hot boy Việt kiều”.

Trọng Hiếu được xem là đại diện cho thế hệ âm nhạc mới với giọng hát lạ, khả năng hát tốt nhạc nước ngoài. Nói chính xác, đây chính là hình mẫu đáp ứng “gu” âm nhạc của giới trẻ Việt Nam hiện đại.

Tuy nhiên, trong hầu hết các phần thi trước, nam thí sinh này đều bị giám khảo “chê” hát không rõ lời, phát âm không tròn chữ và giọng hát không hề nổi bật so với các thí sinh trong Top 10.

Ngược lại, Bích Ngọc lại là giọng ca “khủng” nhất suốt 6 mùa của "Vietnam Idol". Vì vậy, giới mộ điệu dành nhiều hi vọng về sự lên ngôi của một tài năng thanh nhạc thực sự.

Khán giả yêu mến Bích Ngọc bởi giọng hát đơn thuần mà không màng đến bất kỳ yếu tố nào khác như kỹ năng trình diễn hay ngoại hình.

Tuy nhiên, đây không phải là hình mẫu âm nhạc của đại đa số người trẻ hiện nay - những khán giả chính của các cuộc thi âm nhạc.

“Trọng Hiếu có tố chất của một ngôi sao ngay từ khi mới xuất hiện. Nhảy đẹp, giọng hát dễ nghe, gu âm nhạc ổn định, nhanh nhạy với thị trường. Đã đến lúc chúng ta nên tự cởi “cái dây” buộc mình, rằng phải giọng “khủng” mới là thắng.

Mục đích của "Vietnam Idol" là định hướng cho công chúng, nhất là công chúng trẻ tìm ra thần tượng của mình. Họ tự tìm thần tượng của mình đấy chứ”, giám khảo Nguyễn Quang Dũng chia sẻ sau đêm chung kết.

Nếu theo dõi đường đi của "Vietnam Idol" sẽ thấy rằng chung kết luôn là cuộc chạy đua của hai thái cực âm nhạc đối lập. Thường một bên là giọng hát đầy nội lực và một bên là hình mẫu thần tượng của giới trẻ.

Đã một vài lần, chiến thắng nghiêng về tài năng thanh nhạc như Uyên Linh hay Yasuy…

Tuy nhiên, từ bài học gần đây nhất là Yasuy hay Nhật Thủy, các giọng hát “khủng” đều không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhạc trẻ bây giờ.

Cái công chúng cần là một hình mẫu với đầy đủ tiêu chí từ ngoại hình, phong cách và giọng hát là thứ cuối cùng được nói tới.

Có thể thấy rõ kịch bản của đêm chung kết vừa qua hao hao "Vietnam Idol" 2012. Cụ thể hơn, là cuộc đối đầu giữa cá tính âm nhạc Hoàng Quyên và giọng ca “chân đất" Yasuy.

Và cuối cùng, trong sự hồi hộp chờ đợi của giới chuyên môn như một phép thử về thị hiếu số đông, Ya Suy đăng quang với 70% lượng bình chọn.

Chiến thắng của Ya Suy là bất ngờ lớn nhất trong 6 mùa "Vietnam Idol". Bởi ngoài giọng hát ra, anh chàng này hầu như trắng tay về mọi thứ.

Nhưng rời khỏi sân khấu của "Vietnam Idol", Yasuy gần như mất hút khỏi thị trường biểu diễn. Nhiều ý kiến chuyên môn lí giải về một hình mẫu "thần tượng" chưa đủ độ chín và quá thiếu những tố chất nghệ sĩ cần thiết. 

“Chiến thắng của Trọng Hiếu chứng tỏ công chúng đã có sự chuyển biến trong xu hướng thưởng thức âm nhạc. Họ không chỉ là người thưởng thức, họ đã góp phần tạo nên chính môi trường âm nhạc của mình.

Với bài học của mùa 2012, khán giả đã có những cân nhắc khi lựa chọn cho mình một “thần tượng” đúng nghĩa chứ không còn là “hiệu ứng đám đông”.

Cái công chúng cần là một ngôi sao với con đường âm nhạc dài lâu để quay lại phục vụ cho nhu cầu âm nhạc của họ. Chúng ta nên có cái nhìn thoáng hơn, ít ra là trong sự so sánh với các thị trường lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… thì một ngôi sao không hẳn phải có giọng hát “áp đảo”.

Đây chính là xu hướng giúp thị trường nhạc Việt Nam tiệm cận hơn với khu vực”, một nhạc sĩ trong BTC "Vietnam Idol" 2015 chia sẻ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm