| Hotline: 0983.970.780

Khiếp sợ ở… an toàn khu

Thứ Năm 11/09/2014 , 10:15 (GMT+7)

Người dân xóm Đình và Minh Tân (xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, Phú Thọ) luôn sống trong nỗi sợ hãi khi ngày ngày phải hứng chịu những “cơn mưa đạn đá”, tiếng động đinh tai nhức óc, khói bụi mù mịt và rung chấn.

Nguyên do là nhiều Cty khai thác đá làm ăn tắc trách, vi phạm pháp luật.

Công ty khai thác đá làm bậy

Ngôi nhà của ông Hoàng Kim Trọng (74 tuổi) ở xóm Đình nằm cách giàn nghiền đá của Cty TNHH Thắng Lợi chừng 50 m theo đường chim bay. Tiếng mìn phá, máy nổ, đá lăn rầm rầm suốt ngày. Những ngày nắng nóng, gió thổi bụi bay mờ mịt không gian, cây cối, mái nhà trắng xóa bột đá.

Bà Nguyễn Thị Danh (vợ ông Trọng) mới từ bệnh viện về, đau ốm liên miên nhưng bị tiếng động thất kinh dày vò, không thể ngủ được, người gầy giơ xương. Ông Trọng uất ức: “Ngày xưa đi bộ đội đánh giặc phải rúc trong hầm, hang, hố ăn cơm để tránh bom. Bây giờ vẫn phải rúc trong xó bếp ăn để tránh bụi. Trẻ con trong xóm nghếch ngác hết, gân cổ nói to cũng chẳng giật mình tỉnh ngủ vì mới đẻ đã quen với tiếng động đinh tai rồi”.

Mỗi lần Cty Thắng Lợi gõ kẻng nổ mìn, bà Đinh Thị Lực (59 tuổi) nhà cách mỏ đá 30 m lại tá hỏa chạy ra đường rồi nhìn lên trời xem đá bay hướng nào để còn né. Mái nhà bếp lợp fibrô xi-măng của gia đình đã bị cậy lên dặm xuống 4 – 5 lần; nhà ở cũng 2 lần bị đá xuyên thủng cả trần nhựa, rơi xuống giữa nhà.

Phó khu hành chính xóm Đình - ông Hoàng Ngọc Châm, than thở: Nhà nào trong xóm xây bằng tường gạch là rạn nứt hết vì rung chấn. Nhiều khi mới nghe thấy 3 – 4 tiếng kẻng leng keng đã nổ bùm một cái, dân hoảng loạn vì không kịp tránh trú.

08-50-09_nh-2
Nhà ông Châm cách khai trường mỏ đá khoảng 800 m theo đường chim bay cũng bị đá bắn vỡ cửa kính

"Nhà tôi có 2 cái giếng giờ bỏ không vì ngửi nước có mùi vôi và thuốc nổ. Dân trong xóm chủ yếu lấy nước ở mỏ Cụt (cách mỏ đá vài chục mét) nhưng đã bị rung chấn đánh sập mạch, tịt không ra nước. Dân kiến nghị lên xã, xã cũng bất lực vì không có thẩm quyền xử phạt, chỉ biết kiến nghị lên huyện nhưng cuối cùng chẳng ai giải quyết.
Mấy năm trước, vì quá bức xúc, cả khu dân cư hàng trăm người kéo đến mỏ đá, chẳng đánh đấm gì cả, cốt để mấy ông ở tỉnh, ở huyện ngó tới”, ông Hoàng Ngọc Châm nói.

Mỏ đá nằm sát QL 70B, sát khu dân cư, thế nhưng trước và trong khi nổ mìn không hề có người gác đường. Chỉ khi có nhiều đá văng ra lòng đường mới thấy công nhân ra quét dọn.

Những "cơn mưa đạn đá"

Sự phẫn nộ đỉnh điểm của người dân đã xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 17/7/2014.

Khi đó, Cty TNHH Đầu tư và Thương mại Trung Anh nổ mìn phá đá tại mỏ Hang Chuột (giáp ranh giữa xóm Đình và xóm Minh Tân) nhưng không có chỉ huy nổ mìn; phương án nổ mìn có nội dung không đầy đủ dẫn đến “cơn mưa đạn đá” đủ kích cỡ, hòn to bằng cái chén, cái ấm, bàn tay; hòn to bằng đầu người, cái rổ… bay vào khu dân cư xóm Đình.

Nhiều công trình của nhà dân bị phá nát. Nhà ông Châm cách khai trường mỏ đá khoảng 800 m theo đường chim bay cũng bị vỡ cửa kính. Thậm chí, một hòn đá nặng tới 8 kg bắn vỡ bức tường dày 20 cm nhà chị Nguyễn Thị Thủy rồi bật trở lại rơi rộp một mảng sân rộng nhà bà Hà Thị Minh.

Công an xã đã đến hiện trường cân thử trọng lượng viên đá, lập biên bản và báo cáo cấp trên. Tuy nhiên, công an tỉnh Phú Thọ chỉ xử phạt vi phạm hành chính với Cty Trung Anh (do ông Trần Trung Đệ làm giám đốc) 31 triệu đồng và khắc phục hậu quả gây thiệt hại cho 13 hộ dân 31 triệu đồng.

Thời chiến, xã Phúc Khánh là ATK, nhưng hơn 10 năm nay, địa phương này trở thành “mảnh đất dữ” với hàng trăm hộ dân. Theo ông Phùng Đăng Thìn, Bí thư chi bộ xóm Minh Tân, thung lũng Đá Bé chỉ rộng chừng 2 km2 nhưng có tới 6 Cty khai thác đá có giấy phép hoạt động.

Thậm chí, khoảng cách các Cty: Phúc Kim Thành, Yên Long và Trung Anh chưa đầy 500 m. Vào giờ nổ mìn phá đá, cả một vùng đất rung chuyển. Cả xóm có 48 ngôi nhà xây (cộng thêm 42 ngôi nhà gỗ) thì có tới 27 nhà bị nứt tường, rạn mái.

Nhà ông Đinh Hồng Chuyên cách xa khoảng 500 m cũng vị nứt tường. Nhà ông Hoàng Văn Nguyệt xây được gần 2 năm nhưng bức tường nào cũng nứt. Nhà bà Thường mìn nổ rung chuyển tường phải chạy ra sân, nhà ông Trịnh Văn Sinh có nguy cơ sập lúc nào không biết… Còn nhà gỗ lá ở khoảng cách 200 mét vị đá văng trúng là bình thường.

Kho mìn sát khu dân cư

Ông Lê Thanh Liêm, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh, cho biết: 2 mỏ đá Mèo Gù và Hang Chuột do các Cty Trung Anh, Thắng Lợi và Yên Long khai thác đều nằm sát khu dân cư. Trong đó Cty Yên Long xây kho mìn chỉ cách nhà ông Đinh Văn Dũng (xóm Minh Tân) 40 m, trong quá trình nổ đã bắn đá vào nhà dân.

08-50-09_nh-1
Kho chứa vật liệu nổ của Cty Trung Anh nằm sát tuyến đường dân sinh

Ngày 12/6/2014, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động khai thác đá của Cty này, thực hiện di dời kho vật liệu nổ đến vị trí an toàn. Đồng thời, yêu cầu công an tỉnh xem xét lại việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự và giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy của Cty.

Kho chứa vật liệu nổ của Cty Trung Anh nằm sát tuyến đường dân sinh. Người dân đã kiến nghị nhiều lần nhưng Cty vẫn chưa di dời. Năm 2012, trước áp lực dư luận của nhân dân xóm Đình, Cty Thắng Lợi đã chuyển kho chứa vật liệu nổ nằm sát khu dân cư sang vị trí khác cách khai trường mỏ đá khoảng 2 km.

Tuy nhiên, kho chứa vật liệu nổ mới chỉ nằm cách ngôi nhà của bà Trần Thị Lĩnh (mẹ đẻ của ông Hoàng Văn Sự - nguyên PGĐ Cty Thắng Lợi là đối tượng đang bị truy nã hình sự vì hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ) chỉ vài chục mét. Gần đó, còn có ngôi nhà của bà Đinh Thị Sinh và một số hộ dân khác đang sinh sống.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm