| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn đến mấy, ngư dân vẫn tuyệt đối chấp hành các quy định IUU

Thứ Năm 18/07/2024 , 11:01 (GMT+7)

Trong tình thế khó khăn nhưng ngư dân Tiền Giang vẫn tuyệt đối chấp hành các quy định IUU, phần lớn bà con tiếp tục vươn khơi bám biển.

Đoàn tàu cá của ngư dân phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho đang neo đậu chờ con nước để ra khơi. Ảnh: Minh Đảm.

Đoàn tàu cá của ngư dân phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho đang neo đậu chờ con nước để ra khơi. Ảnh: Minh Đảm.

Gần đây, ngư dân tỉnh Tiền Giang tích cực ra khơi, bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU. Tuy nhiên, do chi phí cho mỗi chuyến đi tăng, thời tiết bất lợi, giá thủy sản không ổn định nên nghề khai thác biển không còn hiệu quả cao như ngày trước.

Ngư dân Nguyễn Hoàng Tâm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông có tàu tham gia đánh bắt trên vùng biển Tiền Giang chia sẻ: “Dù sản lượng thủy sản ngày một cạn kiệt, thu nhập của gia đình ít đi, bình quân mỗi tháng từ 3-4 triệu đồng nhưng phải trang trải rất nhiều chi phí hàng ngày của gia đình”.

Còn ông Nguyễn Minh Trứng, chủ 2 tàu cá tại phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho cho biết, gần đây đánh bắt hải sản kém hiệu quả hẳn. Trong khi đó chi phí mỗi chuyến ra khơi lại tăng cao, nhất là chi phí dầu, ngược lại sản lượng khai thác giảm nên không hiệu quả.

Thật vậy, theo ông Trứng cứ 3 tháng ra khơi một tàu cần chi phí trên 500 triệu đồng. Sau mỗi chuyến ra khơi, tàu lãi cao lắm chỉ hơn 100 triệu đồng nhưng có tàu chỉ thu hồi được vốn. Ngoài ra, theo các ngư dân, việc tiếp cận vốn vay để đi biển khó khăn hơn do ngân hàng không chấp nhận tài sản thế chấp là tàu như trước mà phải bằng tài sản khác như nhà, đất. Do đó gần đây có một số ngư dân neo tàu hoặc bán phương tiện chuyển sang ngành nghề khác, còn lại vẫn quyết tâm đeo nghề, bám biển.

Ngư dân Nguyễn Hoàng Tâm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông dù khó khăn vẫn quyết tâm bám biển. Ảnh: Minh Đảm.

Ngư dân Nguyễn Hoàng Tâm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông dù khó khăn vẫn quyết tâm bám biển. Ảnh: Minh Đảm.

Cũng như ông Trứng, bà N., chủ 3 tàu cá tại phường Tân Long nói: “Cồn Tân Long bây giờ tàu đâu còn bao nhiêu! Bây giờ cái gì cũng đắt lắm! Lãi thì ít mà lỗ thì phần nhiều nên nhờ nhà nước quan tâm ưu đãi cho ngư dân vay tiền bằng đem tàu thế chấp để trụ với nghề biển này”.

Dẫu khó khăn là thế, ông Tâm, ông Trứng, bà N. cũng như nhiều ngư dân của Tiền Giang tuyệt đối chấp hành các quy định IUU như ghi chép nhật ký khai thác, lắp đặt đầy đủ giám sát hành trình, đánh bắt trong hải phận của Việt Nam, không xâm lấn vùng biển nước ngoài.

Theo Phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho, trên địa bàn hiện chỉ còn 330 phương tiện đánh bắt xa bờ, trong đó tại phường Tân Long chỉ còn 37 chiếc. Hiện nay, chỉ còn duy nhất chính sách hỗ trợ cho các ngư dân theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ, khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và nhà giàn DK1. Tuy nhiên, một số tàu không đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự của Chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển thăm hỏi ngư dân Nguyễn Hoàng Tâm. Ảnh: Minh Đảm.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự của Chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển thăm hỏi ngư dân Nguyễn Hoàng Tâm. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Trịnh Ngọc Tùng, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho cho biết, so với các năm trước đoàn tàu có trồi sụt chút đỉnh. Cũng theo ông Tùng, để nhận được hỗ trợ bà con ngư dân cần đáp ứng các điều kiện của chính sách này, nhất là tuân thủ các quy định về IUU.

"Tàu đánh bắt xa bờ phải có hồ sơ đầy đủ, có thiết bị giám sát hành trình (tuân thủ, không tắt thiết bị - PV). Có những trường hợp do không đủ điều kiện chứ đủ điều kiện thì được hỗ trợ hết. Theo chủ trương, chính sách nhà nước mình chỉ hỗ trợ theo Quyết định 48 thôi”, ông Tùng nói.

Còn theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện nay tỉnh vẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ như đã triển khai từ trước đến nay. Riêng việc vay vốn ngân hàng do giao dịch dân sự, ngư dân phải chấp nhận quy định của các ngân hàng.

Ngư dân Vàm Láng chuẩn bị lưới để thực hiện chuyến đi đánh bắt gần bờ. Ảnh: Minh Đảm.

Ngư dân Vàm Láng chuẩn bị lưới để thực hiện chuyến đi đánh bắt gần bờ. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, số lượng tàu khai thác thủy sản đứng thứ 17/28 tỉnh thành có biển, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trên 350 ngàn tấn/năm, đứng thứ 10 cả nước. Từ khi Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực, Tiền Giang cùng với cả nước tập trung quyết liệt trong công tác tuyên truyền, quản lý chuyển đổi từ nghề cá truyền thống sang nghề khai thác có trách nhiệm và phát triển bền vững.

Nhờ có sự tập trung cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các ngành, các cấp và địa phương nên công tác tuyên truyền nên ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác thủy sản ngày một nâng lên.

Tất cả tàu tham gia khai thác xa bờ đều lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và duy trì khi hoạt động, công tác cập rời cảng chấp hành tốt. Đây là kết quả giúp cho tỉnh hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ chống khai thác IUU theo kế hoạch, với tinh thần sẵn sàng cùng cả nước tháo gỡ thẻ vàng EC trong thời gian sớm nhất.

Khai thác biển kém hiệu quả, thiếu chi phí ra khơi, nợ ngân hàng là cái khó chung tin rằng không chỉ riêng của ngư dân một địa phương nào. Do đó, các ngành, các cấp chính quyền cần quan tâm, chia sẻ khó khăn và tìm giải pháp hỗ trợ bà con ngư dân ra khơi, bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tiền Giang có đội tàu cá 1.274 chiếc với 9.126 thuyền viên hoạt động trực tiếp trên tàu. Trong đó có hơn 1.000 chiếc có chiều dài từ 15m trở lên, đủ công suất vươn khơi, khai thác, đánh bắt hải sản ở các ngư trường xã như Đông Nam bộ, Trường Sa và DK1…

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất