| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn trong phòng, chống cúm gia cầm ở Tràm Chim

Thứ Năm 08/08/2024 , 10:38 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Để bảo vệ các loài chim, cò, sếu,... Vườn Quốc gia Tràm Chim quyết tâm không để dịch cúm gia cầm xâm hại và lây lan vào Vườn.

Nhân viên thú y các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phun tiêu độc khử trùng môi trường và phát Benkocid cho các hộ chăn nuôi tự phun sát trùng chuồng trại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhân viên thú y các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phun tiêu độc khử trùng môi trường và phát Benkocid cho các hộ chăn nuôi tự phun sát trùng chuồng trại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng Đồng Tháp Mười lại gần với biên giới Campuchia, thường xuyên có xuất hiện ổ dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tai xanh, cúm gia cầm. Vì vậy, nguy cơ tiềm ẩn về phát sinh, tái dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện là rất cao.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Tam Nông đã không để dịch bệnh xảy ra, mà luôn bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi ổn định.

Người dân huyện Tam Nông, hiện đang nuôi gia súc với 11.599 con, trong đó có 2.165 con bò, 345 con trâu, 7.583 con heo, trên 1.500 con dê, thỏ, cầy hương các loại. Bên cạnh đó, nông dân trong huyện còn nuôi 685.771 con gia cầm các loại, trong đó có 555.215 con vịt, 57.972 con gà. Toàn huyện có 88 nhà nuôi chim yến, với khoảng 72.490 con chim yến.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn huyện Tam Nông không xảy ra ổ dịch nào trên đàn vật nuôi nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Phòng NN-PTNT huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện với chính quyền cơ sở nên những năm gần đây Tam Nông đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Cán bộ thú y thường xuyên xuống từng xã để kiểm tra tình hình dịch bệnh, đôn đốc sát sao việc chủ động tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm luôn đạt tỷ lệ khá cao.

Tam Nông ít xuất hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi là nhờ cán bộ thú y thường xuyên xuống từng xã để kiểm tra tình hình dịch bệnh, đôn đốc chủ động tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tam Nông ít xuất hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi là nhờ cán bộ thú y thường xuyên xuống từng xã để kiểm tra tình hình dịch bệnh, đôn đốc chủ động tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lâm Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông cho biết: Từ đầu năm 2024 đến nay tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản tương đối ổn định, đó là nhờ chủ động tiêm phòng đầy đủ.

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã phối hợp nhịp nhàn với các xã, thị trấn trong huyện tổ chức tiêm phòng được gần 200 nghìn liều vacxin phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gia cầm.

Trong đó, tiêm được 5.754 liều cho đàn gà và 194.039 liều cho đàn vịt… Đồng thời, cũng đã tiêm vacxin 1.700 liều ngừa bệnh dại cho đàn chó, mèo. Bên cạnh đó kiểm soát giết mổ 4.594 con heo và 163 con trâu bò các loại.

Nhân viên thú y các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phun tiêu độc khử trùng môi trường, khu vực công cộng với hàng trăm lít Benkocid, phát Benkocid cho các hộ chăn nuôi tự phun sát trùng chuồng trại.

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện còn khuyến cáo người nuôi thực hiện nghiêm “5 không” không nuôi thả rông gia cầm, không mua bán gia cầm bị bệnh, không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc, không giấu dịch và không vứt xác gia cầm bừa bãi.

Toàn huyện Tam Nông đến nay đã thực hiện tiêm vacxin 1.700 liều ngừa bệnh dại cho đàn chó, mèo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Toàn huyện Tam Nông đến nay đã thực hiện tiêm vacxin 1.700 liều ngừa bệnh dại cho đàn chó, mèo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đẩy mạnh công tác kiểm dịch động vật, quản lý và kiểm soát tốt ở các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn huyện. Thường xuyên kiểm tra tình hình mua bán, vận chuyển và đóng dấu kiểm định sản phẩm gia súc, gia cầm.

Trên địa bàn huyện Tam Nông còn có khu du lịch Tràm Chim, Vườn Quốc gia Tràm Chim và các điểm tham quan, du ngoạn sinh thái trên địa bàn huyện chưa bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Đặc biệt các nơi này đang chủ động phòng tránh, ngăn chặn và dập dịch từ nhiều năm qua.

Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đã chủ động đề ra những biện pháp thiết thực để phòng tránh dịch cúm gia cầm xâm nhập Vườn Quốc gia Tràm Chim gây hại cho đàn chim, cò và những loài động vật quý hiếm khác. Đặc biệt là thời điểm Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Ông Đoàn Văn Nhanh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác Quốc tế Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết: Để hạn chế lây lan đối với chim, cò trong Vườn, cần có một số biện pháp cấp bách như: vận động nhân dân sống quanh Vườn chủ động tiêm ngừa vacxin đầy đủ cho đàn gia cầm nuôi và di dời đàn gia cầm ra xa không để gần Vườn hoặc thiêu hủy những con gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh cúm.

Đồng thời, tăng cường biện pháp giáo dục nhân dân các xã, thị trấn ở vùng đệm sống gần Vườn Quốc gia Tràm Chim luôn nâng cao ý thức phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh.

Ngoài ra, còn giúp người dân thông hiểu về dịch cúm gia cầm khi xuất hiện là cực kỳ nguy hiểm chẳng những lây lan đến chim, cò trong Vườn mà còn ảnh hưởng đến bệnh tật hoặc là sức khỏe con người.

Mặc dù, đã có những biện pháp chủ động đối phó với đại dịch cúm gia cầm xâm hại vào Vườn Quốc gia Tràm Chim, nhưng Ban Quản lý Vườn vẫn còn trăn trở, lo lắng với những khó khăn khách quan đang đối mặt. 

Hiện Vườn Quốc gia Tràm Chim đã chủ động đề ra những biện pháp thiết thực để phòng tránh dịch cúm gia cầm xâm nhập Vườn gây hại cho đàn chim, cò và những loài động vật quý hiếm khác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện Vườn Quốc gia Tràm Chim đã chủ động đề ra những biện pháp thiết thực để phòng tránh dịch cúm gia cầm xâm nhập Vườn gây hại cho đàn chim, cò và những loài động vật quý hiếm khác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nhanh, vấn đề khó khăn thứ nhất là do địa bàn rất rộng, ở đây có 231 loài chim, cò sinh sống. Trong đó, có 32 loài chim quý hiếm. Các loài chim này thường xuyên di cư và nó sinh sống ở đây thời gian dài. Ban lãnh đạo Vườn cũng e ngại một số loài chim đến từ vùng khác nó mang mầm bệnh về sẽ gây khó khăn trong khâu quản lý, phòng chống dịch bệnhcho đàn chim.

Trong thời gian tới để việc bảo tồn và phát triển các loài động vật như: chim, cò... Vườn Quốc gia Tràm Chim không để dịch cúm gia cầm xâm hại và lây lan vào Vườn.

Yêu cầu chủ yếu của Vườn là các cấp, các ngành cùng với Vườn kể cả cán bộ và nhân dân đều nâng cao ý thức cảnh giác, cùng nhau phòng chống và ngăn chặn dịch cúm gia cầm. Có như thế mới  bảo quản được các loài động vật quý hiếm tại vườn Vườn Quốc gia Tràm Chim an toàn với dịch bệnh.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất