| Hotline: 0983.970.780

Khổ vì... gà

Thứ Hai 30/09/2019 , 13:10 (GMT+7)

Hơn 2 tháng nay, giá gà đột nhiên lao dốc không phanh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi “yên vị” khiến người nuôi gà khốn đốn vì thua lỗ.

Đã vậy, đến thời điểm này nhiều đàn gà đã “quá lứa”, người nuôi muốn xuất bán nhưng do thị trường tiêu thụ chậm nên thương lái chẳng màng mua.

08-59-11_2
Ông Mai Văn Rõ đang buồn bã vì đàn gà 10.000 con chưa tiêu thụ được.

Ông Mai Văn Rõ, người có thâm niên trong nghề nuôi gà số lượng lớn ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân, Bình Định), ngao ngán nhìn đàn gà 10.000 con của mình đã đến tuổi xuất chuồng nhưng hiện vẫn chưa bán được. Ông điện thoại mãi cho những thương lái là “bạn hàng ruột” nhưng họ cứ hẹn lần hẹn nữa không đến thu mua. Lý do họ đưa ra là thị trường tiêu thụ đang “đóng băng”, giờ đưa gà ra thì chỉ có “chết đứng” nên họ tạm hoãn những chuyến buôn.

“Hiện giá gà ta nuôi chuồng chỉ còn 40.000 – 41.000đ/kg, trong khi mấy tháng trước đây hơn 60.000đ/kg. Còn gà ta thả vườn, còn gọi là “gà đi bộ”, trước đây có giá 110.000 – 120.000đ thì hiện chỉ còn 70.000 -75.000đ/kg, mỗi loại gà mất đến mấy chục giá. Trong tháng 5 vừa qua, tôi xuất bán 23 tấn gà thì giá gà lúc ấy vẫn đứng ở mức hơn 60.000đ/kg, lại tiêu thụ rất mạnh. Giờ chỉ còn 10.000 con gà trong chuồng nhưng chẳng thương lái nào ngó ngàng”, ông Rõ than thở.

Nguyên nhân thảm cảnh “gà ế” theo ông Rõ là do “cung vượt cầu”. Vừa qua, dịch tả lợn châu Phi hoành hành đàn heo trên cả nước, bây giờ người chăn nuôi chỉ nghĩ đến con heo thôi đã “giật mình” chứ chưa nói đến chuyện thả nuôi lại. Thêm vào đó, hầu hết các địa phương chưa “bật đèn xanh” cho người chăn nuôi heo tái đàn, do đó con heo bị “thất sủng” toàn phần, vậy là họ chuyển sang nuôi gà. Đàn gà tăng đột biến là vì thế.

Bên cạnh đó, gà nhập khẩu ào tạ (còn gọi là gà đông lạnh) cũng là nguyên nhân dẫn tới thảm trạng gà nuôi trong nước bị “đứng hàng”. Anh Nguyễn Mạnh Huy (50 tuổi), chủ 1 trang trại gà số lượng lớn ở thôn Hòa Ninh, phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn), bộc bạch: “Thời điểm gà ế, nóng ruột quá ngày nào tôi cũng đọc báo để theo dõi thị trường. Càng có nhiều thông tin lòng tôi càng như có lửa đốt".

Lý do, chỉ trong nửa đầu năm 2019 mà Việt Nam đã nhập khẩu đến gần 150.000 tấn thịt gà. Giá gà nhập khẩu lại rẻ mạt, ví như gà đông lạnh nhập từ Mỹ gồm cánh, đùi, chân và gà xay chỉ có giá từ 17.000 – 23.000đ/kg. Gía gà đông lạnh rẻ đến vậy thì gà mình nuôi cạnh tranh sao lại”.

Gà thương phẩm ở Bình Định chủ yếu được tiêu thụ tại Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam. Thế nhưng mấy tháng nay các thị trường nói trên đều “đóng băng” nên gà Bình Định “chết đứng” theo.

Chị Bùi Thị Huệ, thương lái chuyên thu mua gà Bình Định cung ứng cho thị trường Quảng Nam, cho hay: “Những năm trước đây, thường tháng 7 trong năm là tháng ế hàng nhất nhưng mỗi ngày tôi cũng đi 1 chuyến hàng 3.000 con gà ta mà tiêu thụ vẫn hết. Nay thi thoảng tôi mới đi 1 chuyến hàng 1.500 con nhưng tiêu thụ rất khó khăn, chủ yếu bán cho các quán ăn, nhà hàng có thương hiệu, chứ người tiêu dùng hầu hết đã chọn mua gà lạnh giá rẻ”.

Theo tính toán của chủ trang trại gà Nguyễn Mạnh Huy, với giá gà như hiện nay, cứ 1.000 con gà nuôi đúng 3 tháng xuất bán thì người nuôi lỗ 7 – 8 triệu đồng; nếu gà không tiêu thụ được, bị “cầm chuồng” đến 4 tháng mới bán được thì mức lỗ tăng gấp đôi.

08-59-11_1
Anh Nguyễn Mạnh Huy với đàn gà của mình.

Anh Huy tính toán cụ thể: Từ khi thả nuôi, sau 3 tháng, cứ 1.000 con gà sẽ ăn hết 170 bao cám là có thể xuất bán. Đến thời điểm này gà đã tăng trọng từ 1,8 đến 2 kg/con, đây là trọng lượng mà người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Với giá bán hơn 60.000 đ/kg gà ta nuôi chuồng, thì với 1.000 con gà người nuôi sẽ có lãi từ 7 đến 12 - 13 triệu đồng.

Thế nhưng nếu gà không tiêu thụ được, sau 1 tháng “cầm chuồng” (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4), trong giai đoạn tăng trưởng này, mỗi ngày đàn gà 1.000 con sẽ ngốn thêm ít nhất 1 triệu đồng tiền thức ăn. Vị chi qua 1 tháng “cầm chuồng”, người nuôi sẽ mất thêm 30 triệu đồng tiền thức ăn cho 1.000 con gà.

“Gà nuôi từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3, giai đoạn này gà ăn 2,9kg thức ăn thì tăng trọng được 1kg. Nhưng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4, gà phải ăn 4kg thức ăn mới cho ra được 1kg gà. Trong giai đoạn này, dù gà ăn bình thường nhưng mức tăng trọng dừng lại. Thức ăn cứ “ngốn” mà không tăng trọng thêm, nên gà càng “cầm chuồng” càng lâu thì người nuôi càng lỗ nặng”, anh Huy chia sẻ.

“Giá thức ăn chăn nuôi không theo giá gà, mà theo giá nguyên liệu của thế giới nên hiện thức ăn cho gà vẫn đứng ở mức cao. Hiện loại thức ăn cho gà có giá thấp nhất cũng 250.000đ/bao (25kg), các loại khác cao hơn từ 10.000 – 15.000đ/bao. Thậm chí giá thức ăn chăn nuôi hiện cao hơn thời điểm năm 2016, bởi nó phải gánh thêm 5% thuế giá trị gia tăng. Chi phí đầu vào không giảm, trong khi giá gà đã thấp mà bán không ai mua, cho không ai rước”, anh Nguyễn Mạnh Huy bộc bạch.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm