| Hotline: 0983.970.780

Khoa học công nghệ tạo nhiều đột phá cho nông nghiệp miền núi phía Bắc

Thứ Tư 07/09/2022 , 18:20 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Ngày 7/9, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức hội nghị giao ban khoa học công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVIII.

Các đại biểu tham quan gian hàng bày sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ, cấp chứng nhận OCOP của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Các đại biểu tham quan gian hàng bày sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ, cấp chứng nhận OCOP của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Tại hội nghị, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đều nhận định, ứng dụng khoa học công nghệ tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc đã tạo nên những đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, nhiều thành tựu ứng dụng KH-CN đã được đưa vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả, giá trị cao. Điển hình trong hoạt động sản xuất chế biến gỗ, giờ đây Việt Nam không chỉ bán các sản phẩm gỗ thô mới qua sơ chế mà nhiều sản phẩm đồ gỗ nội thất đã chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu nhờ sản phẩm tốt và có nguồn gốc rõ ràng; cây rừng trồng giờ đây được phân chia từng phần từ gốc, thân nhỏ và ngọn, cành lá được tận dụng sử dụng tối đa đưa vào sản xuất mang lại giá trị cao…

Tại tỉnh Hà Giang, đã triển khai Dự án "Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quyết Tiến, Quản Bạ". Theo đó, đã bàn giao cho Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2018. Tỉnh Tuyên Quang đã có trên 200 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có trên 70 sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ; có 128 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP. Tỉnh Thái Nguyên đã ứng dụng KH-CN vào cấy ngọc trai nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc; ứng dụng KH-CN phát triển mô hình trồng cây dược liệu cát sâm trên đất đồi kém hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên; ứng dụng KH-CN xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ cá lóc đầu nhím…

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đào Thanh.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đào Thanh.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhận định, so với mặt bằng chung của cả nước, khu vực Trung du miền núi phía Bắc việc áp dụng KH-CN vào sản xuất nông lâm nghiệp còn hạn chế. Các đại biểu cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành trung ương như: Ưu tiên các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi phục vụ sản xuất một số cây trồng chủ lực; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH-CN; có phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ cho các tổ chức KH-CN phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương…

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất