| Hotline: 0983.970.780

Khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai: Ứng dụng Facebook, Apps trở thành kênh thông tin chính thống

Thứ Ba 20/08/2019 , 10:40 (GMT+7)

Ngoài phương thức chuyển tải thông tin truyền thống bằng văn bản giấy, email, thời gian qua Tổng cục Phòng chống thiên tai đã ứng dụng đa dạng các loại hình truyền thông, mạng xã hội để tương tác với người dùng.

06-23-18_chong-thien-ti-01
Trang Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai” thu hút được gần 15.000 người thích và gần 17.000 người theo dõi chỉ sau 1 năm ra mắt.

Qua đó, việc trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động phòng chống thiên tai gần như được thực hiện một cách tức thì.
 

Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai” có sức hút đặc biệt

Chỉ hơn 1 năm kể từ khi ra mắt, trang Facebook “Thông tin Phòng chống thiên tai” của Tổng cục Phòng chống thiên tai đã thu hút hơn 15.000 người thích, gần 17.000 người theo dõi, hơn 2.000 bài viết được đăng tải.

Đây được coi là trang mạng xã hội có mức độ tương tác với rất nhanh với người dùng. Tính trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua, trong 1 tuần đã có 250.000 người tiếp cận với thông tin truyền tải. Tỷ lệ phản hồi đạt mức cao, trên 90% trong vòng 1 giờ.

Tại Thanh Hóa và các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Nguyên, mức độ tương tác với các nội dung truyền tải của trang Facebook đã đạt mức kỷ lục trong suốt 1 năm vận hành. Cụ thể tại một bài viết, con số thống kê cho thấy, hơn 400.000 người tiếp cận, 35.000 tương tác, 300 bình luận và 350 lượt chia sẻ. Đã có 65.000 lượt xem Clip kèm theo bài viết.

Các nội dung bài viết thông tin từ trực ban của Văn phòng thường trực, chia sẻ của người dung và qua các thông tin nhanh trên các cộng đồng trên Facebook khác. Có thể ghi nhận theo diễn tiến sự việc. Ví dụ như trường hợp khi ban hành các chỉ đạo thì công điện phát trên VTV bị phụ thuộc vào khung giờ phát. Còn thông tin đưa lên và phản hồi trên Facebook nhanh hơn rất nhiều so với cách thức thông thường.

Sau 3 cuộc tập huấn cho 63 tỉnh/thành phố, tính đến nay đã có 12 tỉnh lập và kết nối. Có tỉnh đã đạt gần 5.000 người thích và theo dõi trang. Bên cạnh Website là một kênh truyền thống, Tổng cục cũng đã đưa việc sử dụng Facebook là một kênh chính thống của mình.
 

Tiếp cận công nghệ 4.0

Với các hình thức hướng dẫn truyền thống, thông qua các văn bản, tài liệu kỹ thuật chứa nhiều nội dung, chữ viết rất khó tiếp cận. Tổng cục cũng đã phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh (APP) nhằm truyền tải trực quan, ngắn gọn, sinh động và tiện dụng. Tiếp cận dần với cộng nghệ 4.0.

06-23-18_chong-thien-ti-02
Một “bản tin” của Tổng cục phòng, chống thiên tai được phát trên trang Facebook “Thông tin phòng, chống thiên tai”.

Thông qua đó, hướng dẫn các kiến thức phòng, chống thiên tai dành cho các cấp chính quyền và người dân đối với 13 loại hình thiên tai thường gặp. Apps có chức năng đọc theo tiếng miền Bắc, Nam với giọng đọc của nam, nữ. Ngoài ra trên Apps có một số loại hình đã được dịch ra tiếng dân tộc Thái, Dao, Mông. Trong năm 2019, Apps tiếp tục hoàn thiện dịch với tiếng dân tộc Tày, Nùng, Khmer.

Trong mục “Phản ánh thiên tai” cũng được chia các danh mục khác nhau, để người dùng có thể phản ánh chính xác hơn về các loại hình thiên tai. Thậm chí, người dùng có thể liên hệ trực tiếp với đường dây nóng của Trung ương và các tỉnh, thành tương ứng với vị trí địa lý của từng tài khoản để phản ánh các thông tin khẩn cấp liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai.

Ngoài ra, đối với những loại hình thiên tai phức tạp, diễn biến khó lường, Tổng cục Phòng chống thiên tai phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để gửi tin nhắn trực tiếp cho người dân để cánh báo. Thông qua đó, người dân biết được diễn biến thời tiết và chủ động trong công tác ứng phó phù hợp, giảm thiểu thiệt hại tối đa.

Ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, cho biết: Trong thời gian qua, việc sử dụng khoa học công nghệ trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng được Tổng cục đầu tư và quan tâm mạnh. Hiện nay, Tổng cục đang rà soát và xây dựng lại các tài liệu hướng dẫn theo hướng trực quan dưới dạng các Video Clip sử dụng đồ họa 3D.

"Áp dụng việc sử dụng mạng xã hội là kênh chính thống của Tổng cục cũng là một bước tiến lớn trong công tác truyền thông của quản lý Nhà nước. Việc sử dụng Apps với nhiều tính năng cung cấp kiến thức sinh động, cảnh báo thiên tai hỗ trợ việc ứng phó, cứu trợ trong thiên tai tiệm cận dần với công nghệ 4.0", ông Trần Quang Hoài.

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

'Cánh đồng không dấu chân' lợi nhuận tăng từ 33 - 38%

BÌNH THUẬN Những cánh đồng sản xuất lúa không dấu chân được Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận triển khai không chỉ giảm chi phí vật từ đầu vào mà còn giúp nông dân tăng lợi nhuận.