| Hotline: 0983.970.780

Khoa học kỹ thuật đi vào thực tế sản xuất

Thứ Ba 12/11/2024 , 07:59 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn xây dựng nông thôn mới của Bình Định là ‘bệ đỡ’ để ngành chức năng chuyển giao tiến bộ KHKT đến nông dân.

Ngành chức năng đồng hành

Thực hiện Chương trình hành động số 11-CT/TU của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đi đầu trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện mục tiêu đổi mới hoạt động khuyến nông theo hướng bám sát thực tế, nhu cầu của nông dân, Trung tâm Khuyến nông Bình Định chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông, kịp thời nắm bắt, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), làm chủ các ứng dụng mới, kỹ năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông dân Bình Định được ngành chức năng chuyển giao tiến bộ KHKT canh tác cây trồng. Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân Bình Định được ngành chức năng chuyển giao tiến bộ KHKT canh tác cây trồng. Ảnh: V.Đ.T.

Nhờ đó, chất lượng hoạt động khuyến nông ngày được nâng cao, giúp bà con nông dân, ngư dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, thực hiện Chương trình hành động số 11-CT/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, cho thấy nhiều thay đổi tích cực. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương của ngành nông nghiệp không ngừng tăng cao qua hằng năm.

Khoa học kỹ thuật đi vào thực tế sản xuất

Theo ông Huỳnh Việt Hùng, Giám  đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định, công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo có hiệu quả về nội dung, đa dạng về hình thức; các phương pháp mới đã làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đáng kể vào thành tựu trong xây dựng nông thôn mới.

Hằng năm, Trung tâm Khuyến nông Bình Định thực hiện hàng chục mô hình khuyến nông ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Những mô hình này cho thấy hiệu quả cao, ngày càng được nhân rộng. Trong lĩnh vực trồng trọt, các mô hình được đánh giá cao như thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ; thâm canh cây trồng cạn trên đất chuyển đổi, thâm canh cây mè; trồng các giống rau mới, rau chịu nhiệt, thâm canh cây đậu phộng gắn với liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, thâm canh cây bưởi theo hướng hữu cơ, thâm canh cây dừa theo hướng hữu cơ. Lĩnh vực thủy sản có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc, nuôi cá chình thương phẩm trong ao nước ngọt, nuôi cá thát lát cườm trong hồ thủy lợi gắn với tiêu thụ sản phẩm…

Ngành chức năng Bình Định chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây màu cho nông dân Bình Định. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng Bình Định chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây màu cho nông dân Bình Định. Ảnh: V.Đ.T.

“Để thực hiện thành công các mô hình ứng dụng công nghệ cao, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, Trung tâm Khuyến nông Bình Định cử cán bộ về cơ sở, phối hợp với các đơn vị có liên quan để chỉ đạo sản xuất. Hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tư vấn cho các địa phương về cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, lịch thời vụ”, ông Huỳnh Việt Hùng, Giám  đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định, chia sẻ.

“Hiện trên địa bàn Bình Định có trên 205ha cây trồng được chứng nhận VietGAP; trong đó, có 114,8ha rau các loại và 90,4ha cây ăn quả; ngoài ra, còn có gần 15ha cây trồng được chứng nhận hữu cơ. Điều này chứng tỏ nông dân ngày càng nắm bắt kỹ thuật cao trong sản xuất”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định nhận định.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.