| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang ra mắt xã nông thôn mới kiểu mẫu Tam Hiệp

Thứ Tư 25/12/2024 , 06:09 (GMT+7)

Tiền Giang Sau 2 năm đạt chuẩn NTM nâng cao, thu nhập bình quân đầu người xã đạt 79 triệu đồng (tăng 15 triệu đồng so với năm 2022), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1%.

Ngày 24/12, tại Nhà văn hóa xã Tam Hiệp, UBND huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Tam Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024.

Bà Châu Thị Mỹ Phương - Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang trao bằng công nhận và công trình phúc lợi trị giá 2 tỷ đồng cho nhân dân xã Tam Hiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Bà Châu Thị Mỹ Phương - Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang trao bằng công nhận và công trình phúc lợi trị giá 2 tỷ đồng cho nhân dân xã Tam Hiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Xã Tam Hiệp ở phía Bắc quốc lộ 1A, giáp TP Mỹ Tho, có tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đi qua. Toàn xã có diện tích tự nhiên hơn 2.000ha, trong đó khoảng 70% là đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu chuyên canh cây ăn trái, rau màu và cây lúa.

Năm 2024, sản lượng lúa đạt 3.350 tấn, rau màu đạt 11.960 tấn, trái cây khoảng 6.195 tấn. Ngoài ra, bà con nông dân cũng tận dụng diện tích trống để chăn nuôi gia tăng thu nhập. Toàn xã có 1 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại và 422 cơ sở quy mô nông hộ với tổng đàn heo 1.858 con, bò 1.305 con, dê 1.388 con, gia cầm 81.070 con.

Tam Hiệp được công nhận xã NTM nâng cao vào năm 2022. Thành quả qua 2 năm củng cố và nâng chất các tiêu chí là thu nhập người dân được nâng cao, giảm tỉ lệ hộ nghèo rõ rệt. Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người xã đạt 79 triệu đồng (tăng 15 triệu đồng so với năm 2022), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1% (thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 1,18%).

Trong xây dựng NTM kiểu mẫu, xã chọn lĩnh vực cảnh quan môi trường, giáo dục, chuyển đổi số làm trọng tâm. Xã đã thực hiện nhiều mô hình như xây dựng ấp thông minh, xây dựng sản phẩm OCOP (xã có 7 sản phẩm OCOP xếp loại 3 sao được công nhận), sản xuất có ứng dụng truy xuất nguồn gốc, cánh đồng không thuốc bảo vệ thực vật…

Khu trưng bày các thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của xã NTM kiểu mẫu Tam Hiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Khu trưng bày các thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của xã NTM kiểu mẫu Tam Hiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Diện mạo xã Tam Hiệp ngày nay có sự đổi thay mạnh mẽ, xứng đáng là hình mẫu trong xây dựng nông thôn mới. Các điểm công cộng như điểm du lịch cộng đồng, trung tâm sinh hoạt cộng đồng đã có mạng wifi miễn phí, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, kinh tế có bước phát triển. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội được bảo đảm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một được nâng lên.

Kết quả đáng phấn khởi này đạt được chính là nhờ sự đồng lòng hưởng ứng phong trào của các tầng lớp nhân dân địa phương.

Theo UBND xã Tam Hiệp, tổng kinh phí xây dựng xã NTM kiểu mẫu hơn 399 tỷ đồng thì trong đó nhân dân đóng góp hơn 226 tỷ đồng (chiếm 56%); còn lại là ngân sách Trung ương hơn 7,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 26 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 44 tỷ đồng.

Dịp này, UBND tỉnh Tiền Giang tặng 6 bằng khen cho cá nhân. UBND huyện trao 15 giấy khen cho 3 tập thể, 12 cá nhân. UBND xã tặng 26 giấy khen cho 3 tập thể và 23 cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM. Ảnh: Minh Đảm.

Dịp này, UBND tỉnh Tiền Giang tặng 6 bằng khen cho cá nhân. UBND huyện trao 15 giấy khen cho 3 tập thể, 12 cá nhân. UBND xã tặng 26 giấy khen cho 3 tập thể và 23 cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Phục Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền và người dân Tam Hiệp đã phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, thời gian sắp tới ông cho rằng địa phương cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được đồng thời hoàn thiện những điểm còn thiếu sót, hạn chế. Bên cạnh đó, cần có giải pháp hiệu quả duy trì, nâng chất các tiêu chí các tiêu chí ở mức cao hơn.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.