| Hotline: 0983.970.780

3 năm thực hiện Luật Trồng trọt

Không cần thiết phải khảo nghiệm giống ở 7 vùng sinh thái

Thứ Tư 14/12/2022 , 06:15 (GMT+7)

Anh hùng Lao động, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm cho rằng, quy định thời hạn công nhận lưu hành giống cây trồng và phải khảo nghiệm giống tới 7 vùng sinh thái là không cần thiết.

Nên bỏ hẳn quy định thời hạn công nhận lưu hành giống

Về thời hạn công nhận lưu hành giống cây trồng, trong Luật Trồng trọt, tại Chương 2, Mục 3, Điều 15, Khoản 2 quy định thời hạn công nhận lưu hành giống cây trồng hằng năm là 10 năm, giống cây trồng lâu năm là 20 năm sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho các nhà chọn giống và sản xuất kinh doanh giống. Vì vậy, tới đây nên bỏ hẳn quy định này, bởi những lý do sau:

1-som-mai-tren-dong-rong

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm (ảnh) cho rằng, không cần thiết phải có quy định về thời hạn công nhận lưu hành giống cây trồng.

Bài liên quan

- Đối với cây hàng năm, ví dụ cây lúa: Nếu một giống lúa được trồng tại một vùng nhất định càng lâu thì càng tốt, vì giống tồn tại lâu chứng tỏ giống đó có khả năng thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh của vùng. Người dân gieo trồng lặp lại nhiều lần sẽ hiểu biết đầy đủ mọi đặc điểm của giống nên biết cách gieo trồng, chăm sóc hợp lý, tránh được rủi ro.

Khi có giống mới muốn thay thế, tác giả (hoặc doanh nghiệp kinh doanh hạt giống) sẽ làm nhiều mô hình trình diễn, người dân sẽ quan sát, đánh giá, trồng thử, so sánh về nhiều đặc điểm (thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện canh tác trong vùng...) với giống đang dùng. Sau đó, người dân sẽ tự đánh giá loại bỏ giống cũ để trồng giống mới, giống cũ sẽ tự bị loại bỏ khỏi cơ cấu cây trồng.

Trước khi Luật Trồng trọt có hiệu lực vẫn như vậy. Việc bắt buộc làm thủ tục khảo nghiệm lại để gia hạn chỉ gây tốn kém cho chủ sở hữu giống.

Bài liên quan

- Thực tế sản xuất cho thấy: Sau khi có quyết định công nhận chính thức 1 giống lúa mới, tác giả giống phải làm nhiều mô hình trình diễn tại nhiều địa phương trong vùng ít nhất 3 - 5 năm để nhiều nông dân tiếp cận, đánh giá, trồng thử và lựa chọn. Sau 5 - 7 năm, giống tốt mới có thể phát triển rộng. Thời gian lan tỏa của giống đạt đỉnh cao thường kéo dài khoảng từ năm thứ 7 đến năm thứ 14 - 15.

Nếu 10 năm đã hết hạn lưu hành thì năm thứ 8 sau khi ký quyết định lưu hành, tác giả đã phải gửi khảo nghiệm để công nhận lại, tại sao luật phải làm khó cho sản xuất như vậy? Như vậy, sẽ quá tốn công sức và tiền bạc cho việc khảo nghiệm. 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, việc bắt buộc làm thủ tục khảo nghiệm lại để gia hạn chỉ gây tốn kém cho chủ sở hữu giống.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, việc bắt buộc làm thủ tục khảo nghiệm lại để gia hạn chỉ gây tốn kém cho chủ sở hữu giống.

Bài liên quan

Hiện tại, chúng ta có rất nhiều giống lúa đang phát triển sản xuất như: Khang dân 18, Q5, Bắc thơm 7, Hương thơm 1, Nhị ưu 838 (nhập nội); các giống chịu hạn, chịu úng; các giống có hàm lượng protein cao của cố giáo sư Vũ Tuyên Hoàng (P6, U17, CH 5...), Séng Cù, Nếp Hoa vàng, Nếp hương, Nàng thơm chợ Đào, Nếp Tú Lệ, Nếp cẩm, Huyết rồng... (giống địa phương) và nhiều giống cải tiến khác mà tác giả không còn thì giải quyết vấn đề hạn sử dụng thế nào nếu không bỏ quy định này?

Đối với cây lâu năm cần thời gian tạo giống dài, chu kỳ khai thác 1 giống cũng dài mà thời hạn lưu hành quy định là 20 năm lại càng bất hợp lý.

Không nhất thiết phải khảo nghiệm tới 7 vùng sinh thái

- Về số điểm khảo nghiệm kiểm soát cho cây lúa theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP, Luật Trồng trọt tại Chương 2, Mục 3, Điều 19, Khoản 1 quy định rằng: "Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2, Điều 18 của luật chỉ được tiến hành tại 1 địa điểm cố định". Nghị định 94/2019/NĐ-CP lại quy định phải khảo nghiệm kiểm soát tại từng vùng mà giống đề nghị cấp quyết định lưu hành.

Như vậy, Nghị định 94/2019/NĐ-CP và luật đã có sự chưa ăn khớp. Khi phải khảo nghiệm kiểm soát đến 7 vùng sinh thái, nhà nước phải đầu tư xây thêm 7 phòng thí nghiệm kèm theo là nhà điều hành, nhà kính, nhà lưới, điện nước, phương tiện đi lại, mua sắm trang thiết bị, tuyển người quản lý, theo dõi, đánh giá sẽ tăng biên chế gây tốn kém ngân sách.

Empty

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, Đối với cây lúa ở nước ta, chỉ nên chia thành 3 vùng khảo nghiệm là đã đủ.

Các phòng thí nghiệm vùng không chuyên này liệu có thể cho ra kết quả đánh giá đủ độ tin cậy cần thiết không? Kinh phí này nên đầu tư chiều sâu cho 1 phòng thí nghiệm phía Bắc + 1 phòng thí nghiệm phía Nam để khảo nghiệm kiểm soát là đủ.

- Về số điểm khảo nghiệm VCU cho cây lúa theo TCVN 13381-1:2021, căn cứ vào đặc điểm khí hậu (chế độ nhiệt, tổng lượng mưa, quy luật phân bố lượng mưa trong năm, ánh sáng), thổ nhưỡng (đặc điểm các loại đất), tập quán canh tác của từng vùng..., các nhà quy hoạch phân chia Việt Nam thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên, việc khảo nghiệm một giống cây trồng cụ thể không nhất thiết phải làm tất cả 7 vùng đó.

Đối với cây lúa ở nước ta, chỉ nên chia thành 3 vùng khảo nghiệm là đã đủ đại diện, gồm:

+ Vùng 1: Các tỉnh phía Bắc bao gồm các tỉnh từ biên giới Việt - Trung đến phía Bắc đèo Hải Vân. Vùng này cần 5 - 6 điểm khảo nghiệm diện hẹp, trong đó 2 điểm thuộc Trung du Miền núi phía Bắc; 2 điểm thuộc các tỉnh đồng bằng, 1 - 2 điểm thuộc Bắc Trung bộ; khảo nghiệm diện rộng chỉ cần 3 điểm cho 3 tiểu vùng nêu trên.

+ Vùng 2: Các tỉnh Nam trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên cần 4 điểm khảo nghiệp diện hẹp, trong đó 2 điểm thuộc Nam Trung bộ, 1 điểm thuộc Đông Nam bộ và 1 điểm thuộc Tây Nguyên; khảo nghiệm diện rộng chỉ cần 3 điểm cho 3 tiều vùng tương ứng.

+ Vùng 3: ĐBSCL cần 3 điểm khảo nghiệm diện hẹp; 1 - 2 điểm khảo nghiệm diện rộng.

Vậy cả nước chỉ cần 13 điểm khảo nghiệm diện hẹp và 7 điểm khảo nghiệm diện rộng.

Nhiều ý kiến đánh giá Luật Trồng trọt về căn bản, Luật Trồng trọt mang tư duy tiếp cận tiên tiến, 'cởi trói' được nhiều vấn đề. 

Nhiều ý kiến đánh giá Luật Trồng trọt về căn bản, Luật Trồng trọt mang tư duy tiếp cận tiên tiến, "cởi trói" được nhiều vấn đề. 

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, nhà khoa học đánh giá, về căn bản, Luật Trồng trọt mang tư duy tiếp cận mới, tiên tiến, "cởi trói" được nhiều vấn đề để thúc đẩy sản xuất cũng như thuận lợi cho hoạt đông sản xuất, kinh doanh của ngành giống... 

Ở nhiều nội dung, luật hoàn toàn không siết chặt mà ngược lại còn nới lỏng hơn nhiều, ví dụ về thời gian công nhận giống, đã bỏ toàn bộ giai đoạn sản xuất thử và cho phép khảo nghiệm song song diện hẹp với diện rộng...

Mặc dù vậy trong quá trình triển khai thực hiện luật, việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật đã phát sinh những bất cập, lúng túng, khó thực thi, chậm tiến độ... Đơn cử như việc triển khai ban hành TCVN về khảo nghiệm giống, Luật Trồng trọt có hiệu lực kể từ 1/1/2020, đáng ra TCVN lúc đó đã phải có để triển khai luật, tuy nhiên việc triển khai xây dựng, ban hành TCVN về khảo nghiệm giống rất chậm, và đến nay vẫn còn gặp nhiều ý kiến trái chiều, cần phải sửa đổi bổ sung đối với TCVN này... 

LÊ BỀN (Ghi)

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất