| Hotline: 0983.970.780

Tổ chức hội thảo lấy ý kiến sửa đổi TCVN về khảo nghiệm giống lúa

Thứ Ba 13/12/2022 , 07:30 (GMT+7)

Ngày 14/12, Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ tổ chức hội thảo xin ý kiến Dự thảo Sửa đổi bổ sung TCVN về khảo nghiệm giống lúa.

Những điều chú ý sau 31/12/2022

Bài liên quan

Hạn cuối đến 31/12/2022, các doanh nghiệp có giống cây trồng phải gia hạn công nhận (khi hết thời hạn 10 năm đối với cây hàng năm) theo quy định của Luật Trồng trọt. Tuy nhiên hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề băn khoăn, vướng mắc.

Cụ thể, đối với các giống mà doanh nghiệp chưa tiến hành gia hạn theo thời hạn trước 31/12, tới đây sẽ xử lý ra sao, có được phép sản xuất kinh doanh tiếp nữa không? Cơ quan quản lý sẽ có cơ chế nào để các doanh nghiệp đang trong thời gian triển khai gia hạn tiếp tục được hoàn tất việc này?

những giống các doanh nghiệp chưa kịp làm gia hạn theo thời gian quy định thì sẽ thực hiện công nhận lưu hành giống theo quy định

Theo Cục Trồng trọt, những giống các doanh nghiệp chưa kịp gia hạn theo thời gian quy định sẽ thực hiện công nhận lưu hành giống theo quy định.

Bài liên quan

Trả lời Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này, Cục Trồng trọt cho biết: 

- Theo quy định tại Điều 85 của Luật Trồng trọt, có đều kiện chuyển tiếp như sau: "Quyết định công nhận giống cây trồng mới được cấp theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 10 năm đối với giống cây trồng hằng năm, 20 năm đối với giống cây trồng lâu năm tính từ ngày được cấp quyết định và được gia hạn theo quy định của Luật này.

Trường hợp thời gian còn lại của Quyết định công nhận giống cây trồng mới không đủ 03 năm hoặc quá thời hạn 10 năm đối với giống cây trồng hằng năm, quá 20 năm đối với giống cây trồng lâu năm tính đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành".

- Tại khoản 1 Điều 84 của luật Trồng trọt có quy định: "Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020". Đồng thời theo quy định tại Khoản 3, Điều 16, Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 94) có quy định về đều kiện chuyển tiếp như sau: Giống cây trồng đã có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ban hành nhưng không có Quyết định công nhận giống cây trồng mới, được tiếp tục sản xuất kinh doanh đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Như vậy, đối với những cây trồng như lúa, ngô (cây trồng chính) đã được công nhận chính thức, đã có trong danh mục giống cây trồng trược phép sản xuất kinh doanh trước năm 2013, nếu tiếp tục sản xuất kinh doanh thì phải được gia hạn quyết định công nhận lưu hành theo quy định của Luật Trồng trọt và Nghị định 94.

298834831_2226385557529539_3636113846153608546_n

Mặc dù gặp những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, song Luật Trồng trọt cũng đã tạo nhiều hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý, sản xuất - kinh doanh, nâng cao chất lượng giống cây trồng.

- Tại Nghị định 94, đã quy định rất cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Trong đó tại Điểm c, Khoản 4, Điều 4 của Nghị định cũng đã quy định cụ thể về việc gia hạn quyết định công nhận lưu hành giống. 

Căn cứ vào các quy định này, đối với những giống các doanh nghiệp chưa kịp làm gia hạn theo thời gian quy định thì sẽ thực hiện công nhận lưu hành giống theo quy định.

Khảo nghiệm có kiểm soát khi công nhận lại là cần thiết

Về ý kiến cho rằng, việc tiến hành công nhận lại đối với các giống trước đây đã được công nhận là không cần thiết. Thủ tục công nhận lại giống cũng phức tạp, tốn kém…?

Nêu quan điểm xung quanh vấn đề này, Cục Trồng trọt cho biết: Giống cây trồng là đối tượng sinh học nên sẽ thay đổi các đặc tính sau thời gian dài lưu hành. Do vậy, cần được khẳng định lại các đặc tính ban đầu của giống khi đã được công nhận, đặc biệt là tính chống chịu sâu bệnh của giống sau một thời gian dài đưa ra sản xuất rộng rãi.

Hơn nữa, các đối tượng dịch hại như rầy nâu, bạc lá và đạo ôn với giống lúa và các đối tượng phải khảo nghiệm có kiểm soát với các giống cây trồng chính khác là các đối tượng sinh học và chúng luôn có sự thay đổi, tạo ra các chủng mới để thích nghi và tồn tại.

Theo các nghiên cứu về BVTV trong nước và quốc tế, thường sau 5 năm, sẽ xuất hiện các chủng, nòi mới với các loài vi sinh vật gây hại chính như rầy nâu, bạc lá và đạo ôn với lúa… Các nòi, chủng dịch hại được đánh giá khi cấp quyết định lưu hành lần đầu sẽ hoàn toàn khác sau thời gian 10 năm lưu hành với các giống ngắn ngày hoặc 20 năm với giống dài ngày.

2-1610_20211108_992

Theo Cục Trồng trọt, việc khảo nghiệm có kiểm soát đối với những giống lúa khi gia hạn lưu hành là cần thiết.

Do vậy, cần thiết phải thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát đối 3 đối tượng trên đối với giống lúa và các đối tượng dịch hại chủ yếu trên các đối tượng cây trồng chính khác khi cấp gia hạn quyết định lưu hành để làm cơ sở cho việc khuyến cáo, chỉ đạo sản xuất và cung cấp thông tin cho người sản xuất. Việc cấp quyết định lưu hành có thời hạn cũng là một biện pháp để đánh giá “tính sống” của giống cũng như loại bỏ những giống không còn phù hợp trong sản xuất.

Đối với những giống không còn tồn tại trong sản xuất thì không cần phải gia hạn công nhận lưu hành (việc này hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc và phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của doanh nhiệp)

Đơn vị đứng ra đăng ký công nhận lưu hành là đơn vị tác giả, đơn vị đã đứng ra đề nghị công nhận chính thức của giống đó.

Điều kiện gia hạn được quy định tại Khoản 4, Điều 15 của Luật Trồng trọt quy định việc gia hạn khi hết thời hạn lưu hành: Khi tổ chức, cá nhân yêu cầu và có kết quả khảo nghiệm có kiểm soát quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 18 của Luật này đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng” (nghĩa là chỉ cần thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát).

Chi phí cho khảo nghiệm có kiểm soát cho 1 vùng đối với lúa là 18 triệu đồng (trên 3 đối tượng sâu bệnh hại chính gồm rầy nâu, đạo ôn và bạc lá), đối với ngô là 6 triệu đồng (trên 01 đối tượng là bệnh khô vằn). Với mức chi phí như vậy cho 1 giống không phải là cao.

(Cục Trồng trọt)

nhiều đơn vị đã gửi hồ sơ gia hạn công nhận lưu hành giống theo quy định

Hiện nhiều đơn vị đã gửi hồ sơ gia hạn công nhận lưu hành giống theo quy định.

Liên quan tới vấn đề công nhận lại đối với các giống lúa đã được xã hội hóa (giống "toàn dân"), nếu sau 31/12/2022, các giống “toàn dân” này vẫn chưa thể hoàn tất được việc đăng ký gia hạn công nhận lưu hành thì phương hướng xử lý của Cục Trồng trọt ra sao? 

Về vấn đề này, Cục Trồng trọt cho biết: Luật Trồng trọt đã có hiệu lực từ 01/01/2020, Bộ NN-PTNT đã tổ chức nhiều đợt phổ biến các nội dung của Luật Trồng trọt và các văn bản hướng dẫn có liên quan, đồng thời Cục Trồng trọt đã có văn bản số 577/TT-TTrPC ngày 27/6/2022 về việc nhắc các đơn vị thực hiện một số nội dung liên quan đến Luật Trồng trọt và các văn bản hướng dẫn Luật có liên quan gửi các đơn vị có liên quan (Sở NN-PTNT, Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, Hội Giống cây trồng Việt Nam, cơ quan tác giả, tác giả giống cây trồng, đơn vị sản xuất và buôn bán giống cây trồng).

Văn bản đó cũng được đăng tải trên trang Website của Cục để mọi tổ chức, cá nhân có thể biết và thực hiện. Trong đó cũng tập trung nhắc các đơn vị thực việc gia hạn công nhận lưu hành giống nếu có nhu cầu…

Đến nay, nhiều đơn vị đã gửi hồ sơ gia hạn công nhận lưu hành giống theo quy định. Đối với những giống chưa kịp hoàn thiện hồ sơ gia hạn công nhận lưu hành, nếu các đơn vị vẫn có nhu cầu sản xuất kinh doanh thì hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận lưu hành giống theo quy định.

Lấy ý kiến sửa đổi TCVN về khảo nghiệm giống lúa

Hiện nay, các đơn vị/doanh nghiệp cho rằng, Tiêu chuẩn Việt Nam quy định về khảo nghiệm giống cây trồng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn cho doanh nghiệp, các tiêu chuẩn quá chặt chẽ, khó áp dụng...

Nêu quan điểm và những giải pháp cụ thể nào nhằm tháo gỡ vấn đề này, Cục Trồng trọt cho biết: Để thực thi Luật Trồng trọt, năm 2021, Cục Trồng trọt đã tổ chức xây dựng và trình Bộ NN-PTNT gửi Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 “Giống cây trồng nông nghiệp – Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng. Phần 1: Giống lúa”.

anh-2-1135_20210728_327

Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ sớm lấy ý kiến để sửa đổi vổ sung cho TCVN về khảo nghiệm giống lúa.

Trong quá trình triển khai áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia trên, thực tế đã phát sinh khó khăn, vướng mắc đối với việc công nhận lưu hành giống cây trồng, đặc biệt là việc gia hạn quyết định công nhận lưu hành đối với các giống đã được cấp quyết định công nhận giống cây trồng mới trước khi Luật Trồng trọt có hiệu lực; một số tiêu chuẩn quá chặt chẽ, khó áp dụng.

Cục trồng trọt cũng đã nhận được một số ý kiến phản ảnh về vấn đề trên. Để kịp thời chỉnh sửa bổ sung Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 phù hợp hơn với yêu cầu thực tế sản xuất, Cục Trồng trọt đã đề xuất và được Bộ NN-PTNT đồng ý và đưa vào kế hoạch sửa đổi bổ sung Tiêu chuẩn trên.

Hiện nay, bản Dự thảo Sửa đổi bổ sung TCVN “Giống cây trồng nông nghiệp – Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng. Phần 1: Giống lúa” đã được xin ý kiến một số nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và chuyên gia... Bản Dự thảo cũng đã được đăng tải trên trang Website của Cục Trồng trọt và của Bộ NN-PTNT để xin ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi trình các cấp có thẩm quyền ban hành.

Để tiếp tục hoàn thiện bản Dự thảo Sửa đổi bổ sung TCVN “Giống cây trồng nông nghiệp – Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng. Phần 1: Giống lúa”, Cục Trồng trọt cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo xin ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung của bản Dự thảo Sửa đổi bổ sung TCVN “Giống cây trồng nông nghiệp – Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng. Phần 1: Giống lúa” tại Thái Bình vào ngày 14/12/2022.

Xem thêm
Trâu, bò vỗ béo 'cái nghèo teo đi'

THÁI NGUYÊN Ngoài được hỗ trợ toàn bộ con giống, người dân còn được hỗ trợ 50% thức ăn theo định mức và tập huấn kỹ thuật vỗ béo trâu, bò.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Phê duyệt Đề án công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030.