| Hotline: 0983.970.780

Khống chế bệnh viêm da nổi cục: [Bài 1] Hỗ trợ 100% chi phí tiêm phòng

Thứ Bảy 08/06/2024 , 12:36 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Năm 2024, để bảo toàn đàn trâu, bò trên địa bàn, Bình Định thực hiện cơ chế hỗ trợ 100% vacxin viêm da nổi cục để nâng cao tỷ lệ tiêm phòng.

Hiện, trên địa bàn Bình Định có tổng đàn trâu, bò khoảng 308.000 con. Ảnh: V.Đ.T.

Hiện, trên địa bàn Bình Định có tổng đàn trâu, bò khoảng 308.000 con. Ảnh: V.Đ.T.

Thời điểm buồn của đàn trâu, bò

Bình Định là tỉnh phát triển mạnh ngành chăn nuôi, đến nay, trên địa bàn tỉnh này có tổng đàn trâu, bò khoảng 308.000 con, tổng đàn heo 700.000 con (không kể heo con theo mẹ) và đàn gia cầm khoảng 10 triệu con.

Để bảo toàn đàn vật nuôi, hàng năm, Bình Định chi ngân sách từ 12-14 tỷ đồng để mua hỗ trợ các loại vacxin phòng bệnh gia súc, gia cầm cấp cho các địa phương tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

Những năm trước đây, khi bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò chưa phát sinh tại Bình Định, cơ chế hỗ trợ vacxin viêm da nổi cục ở tỉnh này chỉ được thực hiện 50%. Nghĩa là người chăn nuôi trâu bò chỉ được tỉnh Bình Định hỗ trợ 50% chi phí tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục, 50% còn lại người chăn nuôi phải đối ứng.

Tuy nhiên, vacxin viêm da nổi cục có giá khá cao, 35.000đ/liều, như vậy người chăn nuôi trâu bò ở Bình Định phải đối ứng 17.500đ/liều. Nhiều hộ chăn nuôi không có tiền để đối ứng, nên lơ là việc tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò của mình.

Trâu, ở Bình Định được nuôi nhiều tại các huyện miền núi, đối với đồng bào dân tộc thiểu số khoản tiền đối ứng kể trên càng đẩy xa hộ chăn nuôi với việc tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục. Do đó, công tác tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò kể cả ở miền xuôi lẫn miền núi Bình Định trong những năm trước đây có tỷ lệ rất thấp, không đạt yêu cầu của ngành chức năng.

Theo ông Nguyễn Thanh Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện An Lão, tổng đàn trâu bò hiện có của địa phương này là hơn 12.000 con. Là huyện miền núi, nên chiếm phần lớn đàn trâu bò ở An Lão được nuôi trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, tại các thôn làng vùng sâu vùng xa.

“Những năm trước đây, khi chi phí tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục cho trâu bò chỉ được Nhà nước hỗ trợ 50%, phần còn lại 50% người chăn nuôi phải đối ứng thì đa số người chăn nuôi không tiêm. Thế nên số lượng trâu bò trên địa bàn được tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục hàng năm rất hạn chế.

Thực tế này dẫn tới sự thể khi bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò bùng phát tại Bình Định thì đàn trâu bò của huyện An Lão cũng bị lây lan, gây thiệt hại cho người chăn nuôi”, ông Nguyễn Thanh Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện An Lão chia sẻ.

Năm 2021, dịch viêm da nổi cục bùng phát tại Bình Định gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Năm 2021, dịch viêm da nổi cục bùng phát tại Bình Định gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Tỉnh chấp thuận chủ trương hỗ trợ 100% chi phí vacxin

Trong trí nhớ của ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, năm 2021 là năm đại hạn của ngành chăn nuôi đại gia súc tại Bình Định. Ca bệnh viêm da nổi cục đầu tiên được ghi nhận tại Bình Định vào cuối tháng 4/2021 tại huyện Phù Cát, sau đó lây lan đến huyện Phù Mỹ và 1 số huyện khác.

Ngay sau đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định phải “mướt mồ hôi” phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ tình trạng dịch bệnh, phát hiện kịp thời, cách ly gia súc bị bệnh, nghiêm cấm việc buôn bán trâu bò bị bệnh trong vùng có bệnh.

Khi ấy, Bình Định đã lập tức mua hàng chục ngàn liều vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục để tiêm phòng cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh, nhằm tránh để trâu, bò bị chết do dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, khi ấy bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò là loại dịch bệnh mới xâm nhập vào địa phương, nên gây khó cho công tác chỉ đạo phòng, chống vì dịch lây lan nhanh, chủ yếu do côn trùng gây ra.

Trước đây, do phải đối ứng 50% chi phí tiêm vacxin viêm da nổi cục nên người chăn nuôi ở Bình Định không mặn mà tiêm loại vacxin này. Ảnh: V.Đ.T.

Trước đây, do phải đối ứng 50% chi phí tiêm vacxin viêm da nổi cục nên người chăn nuôi ở Bình Định không mặn mà tiêm loại vacxin này. Ảnh: V.Đ.T.

“Dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò xuất hiện ở Bình Định vào cuối tháng 4/2021. Ngành nông nghiệp Bình Định đã kịp thời triển khai các biện pháp khoanh vùng, truy vết, dập dịch, tiêm vacxin bệnh viêm da nổi cục cho đàn trâu bò đạt 90% tổng đàn. Đến 25/8/2021, dịch bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn Bình Định cơ bản được khống chế”, ông Nguyễn Văn Quốc nhớ lại.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trước thực trạng trên, để bảo toàn đàn trâu, bò trên địa bàn, cuối năm 2023, Sở NN-PTNT Bình Định đã có văn bản số 3912/SNN-KHTH ngày 17/11/2023 xin chủ trương về cơ chế hỗ trợ vacxin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh.

“Đầu năm 2024, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương về cơ chế hỗ trợ vacxin và tiền công tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh từ năm 2024 trở đi. Theo đó, từ năm 2024, người chăn nuôi trâu, bò ở Bình Định được hỗ trợ 100% chi phí tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục. Riêng 3 huyện miền núi An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh cũng sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí tiền công tiêm phòng cho hộ chăn nuôi”,  ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho hay.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ mới có 9 trang trại đáp ứng 100% điều kiện chăn nuôi

Theo thống kê, toàn tỉnh Phú Thọ có 1.093 trang trại chăn nuôi và 233.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với 145.000 con trâu, bò; 749.000 con lợn và trên 15,7 triệu gia cầm.

Xuống đồng chăm sóc lúa hè thu giữa nắng nóng gay gắt

HÀ TĨNH Những ngày này tại Hà Tĩnh nắng nóng gay gắt, tuy nhiên nông dân vẫn tích cực xuống đồng tỉa dặm, chăm sóc lúa hè thu...

Cần có hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất'

Cần triển khai trên toàn quốc hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất' với đội ngũ kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng giỏi để kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm