| Hotline: 0983.970.780

Không để cúm gia cầm A/H5N1 lây lan trên diện rộng

Thứ Tư 20/07/2022 , 18:02 (GMT+7)

Đến hết ngày 20/7, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại thị trấn Kiến Xương (Kiến Xương, Thái Bình) đã được kiểm soát, qua 18 ngày không phát sinh gia cầm ốm, chết.

Theo UBND huyện Kiến Xương (Thái Bình), từ ngày 29/6-2/7, dịch cúm A/H5N1 phát sinh trên đàn gia cầm tại 3 hộ thuộc tổ dân phố Tân Hưng, thị trấn Kiến Xương, số gia cầm phải tiêu hủy là 3.290 con (3.216 con vịt; 62 con gà và 12 con chim bồ câu).

Từ ngày 29/6-2/7, dịch cúm A/H5N1 phát sinh trên đàn gia cầm tại thị trấn Kiến Xương (Kiến Xương, Thái Bình), số gia cầm phải tiêu hủyhơn 3.200 con. Ảnh: TQ.

Từ ngày 29/6-2/7, dịch cúm A/H5N1 phát sinh trên đàn gia cầm tại thị trấn Kiến Xương (Kiến Xương, Thái Bình), số gia cầm phải tiêu hủyhơn 3.200 con. Ảnh: TQ.

Xác định cúm gia cầm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây sang người, để bảo vệ sức khỏe người dân và hoạt động sản xuất chăn nuôi tại địa phương, UBND huyện Kiến Xương đã ban hành quyết định công bố dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1 trên địa bàn thị trấn Kiến Xương.

Bên cạnh đó, huyện Kiến Xương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn nhanh chóng chỉ đạo, triển khai các biện pháp khoanh vùng, bao vây, dập dịch: Tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm có kết quả dương tính với vi rút cúm gia cầm A/H5N1; tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; tiếp nhận và cấp phát 2.000 lít hóa chất và 33.000 liều vắc xin cúm gia cầm từ nguồn hỗ trợ của tỉnh cho vùng dịch thị trấn Kiến Xương và các xã thuộc vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm để thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng bao vây ổ dịch...

Tính đến hết ngày 20/7, tổng lượng hoá chất, vôi bột sử dụng để vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn huyện là 2.543 lít hóa chất và 6.920 kg vôi bột; tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho 114.061 con gia cầm (đạt tỷ lệ 91,3% so với tổng đàn trong diện tiêm phòng).

Về phía UBND thị trấn Kiến Xương, đã nhanh chóng kiện toàn ban chỉ đạo và tổ giúp việc ban chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh động vật năm 2022; thành lập 2 chốt kiểm dịch, tổ cơ động chống dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên địa bàn thị trấn.

Tính đến hết ngày 20/7, thị trấn đã thực hiện tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho 30.800 con gia cầm (đạt 93,33% so với tổng đàn trong diện tiêm phòng). Tổng lượng hoá chất, vôi bột đã sử dụng để vệ sinh, tiêu độc, khử trùng là 543 lít hóa chất và 4.270 kg vôi bột.

Theo UBND huyện Kiến Xương, đến hết ngày 20/7, tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm đã được kiểm soát, không có báo cáo xuất hiện ca bệnh nghi mắc cúm gia cầm. Ổ dịch tại Thị trấn Kiến Xương đã qua 18 ngày không phát sinh gia cầm ốm, chết do cúm gia cầm A/H5N1.

Tuy nhiên, để dịch cúm gia cầm không phát sinh, lây lan trên diện rộng, UBND huyện Kiến Xương yêu cầu các phòng, ban, đơn vị có liên quan tăng cường bám sát cơ sở, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

UBND huyện Kiến Xương yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Ảnh: TQ.

UBND huyện Kiến Xương yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Ảnh: TQ.

Các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm, nhất là đàn vịt nuôi thả đồng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về tình hình dịch bệnh, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh…

Đối với thị trấn Kiến Xương, tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm A/H5N1; phối hợp với cơ quan chuyên môn thẩm định đủ điều kiện công bố hết dịch cúm gia cầm A/H5N1 cho thị trấn Kiến Xương.

 

Xem thêm
Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Nam Định: Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp 5 - 7 lần năm trước

Theo Sở NN-PTNT Nam Định, sau đợt phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 tập trung từ 30/4 - 4/5, mật độ sâu sau phun vẫn còn cao.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).