| Hotline: 0983.970.780

Dịch cúm A H5N1 diễn ra phức tạp ở Nghệ An

Thứ Năm 23/02/2017 , 06:45 (GMT+7)

Ổ dịch cúm A H5N1 mới nhất xuất hiện vào ngày 18/2 tại hộ chăn nuôi vịt Nguyễn Xuân Vân, xóm 4, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu...

Từ ngày 7-18/2, tại Nghệ An tiếp tục xuất hiện thêm 3 ổ dịch cúm A H5N1. Như vậy, trước và sau Tết Nguyên đán đã có 6 ổ dịch cúm A H5N1 xảy ra trên địa bạn tỉnh Nghệ An, cơ quan chức năng tiêu hủy gần 12 nghìn con gia cầm.

Ổ dịch cúm A H5N1 mới nhất xuất hiện vào ngày 18/2 tại hộ chăn nuôi vịt Nguyễn Xuân Vân, xóm 4, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu. Gia trại ông Vân nằm cạnh QL 7, phía hạ lưu nhánh sông Bùng so với xã Diễn Thắng (địa phương trước đó xuất hiện một ổ dịch cúm A H5N1). Tổng đàn gia cầm của ông Vân có 650 con vịt thịt, trọng lượng trung bình trên 1 kg/con.

16-26-28_to-chuc-tieu-huy-ton-bo-so-vit-gidinh-ong-vn
Tổ chức tiêu hủy toàn bộ số vịt gia đình ông Vân. Ảnh: Lê Đồng
 

Phát hiện thấy vịt có triệu chứng lâm sàng sạ cánh, lông xù, bại liệt, thần kinh, xoay vòng, 50 con ốm, 30 con chết, gia đình ông Vân đã báo cáo lên cơ quan chức năng.

Thời điểm xuất hiện dịch cúm trên đàn vịt tại xã Diễn Cát, tại huyện Diễn Châu có 3 ổ dịch cúm gia cầm A H5N1 chưa qua 21 ngày ở các xã Diễn Lộc, Diễn Thắng, Diễn Nguyên.

Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng, trên sông Bùng chảy xuống biển và đi qua địa phận các xã Diễn Quảng, Diễn Phúc, Diễn Thành, xuất hiện một số xác vịt chết. Ngoài ra vị trí gia trại ông Vân còn nằm cạnh QL 7, nguy cơ phát tán mầm bệnh theo đường sông lẫn đường bộ là rất cao.

UBND xã Diễn Cát báo cáo lên cơ quan chức năng, thời điểm xóm 5, xã Diễn Thắng xảy ra dịch cúm gia cầm, Diễn Cát được cấp vacxin để tiêm phòng cho đàn gia cầm một số xóm lân cận và xóm nguy cơ cao. Đàn vịt gia đình ông Nguyễn Xuân Vân đã được xã cấp vacxin cúm A H5N1, tiêm phòng vào ngày 8/2/2017; lô vacxin số 21, do Công ty CP Thuốc Thú y Trung ương (NAVETCO) sản xuất và cung ứng; NSX 28/10/2016; HSD 27/10/2017.

Ngày 20/2, sau khi có kết quả xét nghiệm đàn vịt dương tính với virus cúm A H5N1, UBND huyện Diễn Châu đã tiêu hủy toàn bộ 650 gia cầm của gia đình anh Vân; trình xin cấp 50.000 liều vacxin cúm A H5N1, 100 lít hóa chất Benkocid, bơm tiêm, bảo hộ lao động để phục vụ công tác chống dịch.

16-26-28_hinh-thuc-nuoi-vit-chy-dong-dnggy-kho-khn-cho-cong-tc-phong-chong-dp-dich-cum-h5n1-ti-nghe-n
Hình thức nuôi vịt chạy đồng gây khó khăn cho công tác phòng chống, dập dịch cúm A H5N1 tại Nghệ An.

 

Các địa phương tại huyện Diễn Châu đang tăng cường cắm biển báo dịch; thông báo trên đài truyền thanh của xã về tình hình dịch bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm và hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh; ký cam kết với gia đình không giết thịt, không bán chạy, cách ly gia cầm ốm, không vứt xác bừa bãi, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại theo hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y.

Cùng với 4 ổ dịch ở Diễn Châu, ngày 7/2, tại phường Đông Vĩnh (TP Vinh) xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm với 6.100 con gia cầm bị tiêu hủy. Trước đó, trong tháng 1, tại xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, xuất hiện một ổ dịch cúm gia cầm phải tiêu hủy 4.200 con.

Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tại Nghệ An đã xuất hiện 6 ổ dịch cúm A H5N1. Cơ quan chức năng đã tiêu hủy 11.969 con gia cầm. Dịch cúm A H5N1 tại Nghệ An đang diễn biến hết sức phức tạp.

Xem thêm
Tái đàn heo theo hướng tập trung và an toàn sinh học

ĐỒNG THÁP Huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang tập trung phát triển ngành nuôi heo tập trung quy mô trang trại lớn, hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Người dân chủ quan với bệnh dại

PHÚ YÊN Hiện, một số người dân còn chủ quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại nên đã xảy ra những trường hợp tử vong đáng tiếc.

Tiết kiệm nước, dùng giống ngắn ngày đảm bảo thắng lợi vụ hè thu

QUẢNG TRỊ Theo lịch thời vụ, nông dân Quảng Trị tập trung gieo cấy vụ hè thu từ ngày 15 - 30/5, sử dụng giống ngắn ngày, chất lượng cao để đảm bảo thu hoạch trước 30/8.

Ứng dụng công nghệ, gọi tôm cá về đồng ruộng

QUẢNG BÌNH Ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ không chỉ giúp giảm chi phí, lợi nhuận tăng cao mà môi trường sinh thái đồng ruộng được phục hồi.