| Hotline: 0983.970.780

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Thứ Tư 27/09/2023 , 18:50 (GMT+7)

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng sẽ được tổ chức từ ngày 29/9 - 1/10 tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Từ ngày 29/9 đến 1/10, tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ NN-PTNT chủ trì, giao Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương và Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức sự kiện "Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế".

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện "Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng" nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP, nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP Việt Nam với khách du lịch trong nước, quốc tế; góp phần khơi dậy các tiềm năng, sản vật, giá trị ẩm thực văn hóa vùng miền và mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối, giao thương cho sản phẩm OCOP của địa phương. Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới khách du lịch về các sản phẩm OCOP và nâng cao hình ảnh du lịch của các địa phương.

Sự kiện nhằm nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP Việt Nam với khách du lịch trong nước, quốc tế. 

Sự kiện nhằm nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP Việt Nam với khách du lịch trong nước, quốc tế. 

Không gian trưng bày của sự kiện có quy mô 400m2, với các hoạt động quảng bá sản phẩm và tổ chức các sự kiện kết nối, truyền thông quảng bá, thao diễn nghề. Sự kiện có sự tham gia của hơn 40 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên… Các đơn vị tham gia sẽ trưng bày, giới thiệu nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú với sản phẩm OCOP là đặc sản tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên - Huế và các địa phương khác như: Trà cung đình Huế, các sản phẩm từ sâm Bố Chính, tinh dầu bưởi thanh trà, gạo hữu cơ Phong Điền, phở sắn Caromi, xoài sấy Cam Lâm, tương Sa Nam, miến tỏi đen, long nhãn ôm sen, mật chuối Tabai, sầu riêng sấy và các sản phẩm chế biến từ tổ yến, rượu yến...

Không gian trưng bày được thiết kế, dàn dựng, giới thiệu sản phẩm OCOP nhằm quảng bá thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Không gian được xây dựng bằng các vật liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, màu sắc đặc trưng của địa phương để tạo cảm hứng và giúp khách hàng cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện với con người, cảnh vật, sản phẩm và văn hóa của địa phương. Các sản phẩm OCOP trưng bày là sản phẩm tiêu biểu trong cả nước, được thiết kế, sắp đặt phù hợp gắn với các yêu cầu đổi mới, sáng tạo về phát triển OCOP. Tại không gian trưng bày còn có khu vực check in, chụp ảnh lưu niệm... 

Trong khuôn khổ sự kiện, sẽ diễn ra các hoạt động như: Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức xúc tiến thương mại cho nông dân, hợp tác xã (HTX) tham gia vùng nguyên liệu; hoạt động thao diễn nghề và nếm thử sản phẩm; tổ chức chương trình livestream quảng bá, bán sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok Shop...

Các học viên tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức xúc tiến thương mại sẽ được tham quan HTX mây tre đan Bao La. Ảnh: Quang Trần.

Các học viên tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức xúc tiến thương mại sẽ được tham quan HTX mây tre đan Bao La. Ảnh: Quang Trần.

Cụ thể, lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức xúc tiến thương mại cho nông dân, HTX tham gia vùng nguyên liệu do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) tổ chức (thời gian từ ngày 29/9 - 1/10). Đối tượng tham gia lớp tập huấn là cán bộ quản lý HTX nông nghiệp, thành vên HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu.

Lớp tập huấn nhằm giúp các học viên nắm được kiến thức cơ bản về xúc tiến thương mại; định hướng, kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại của Bộ NN-PTNT; kiến thức tổng quan về thương mại điện tử, tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam và thương mại điện tử cho sản phẩm nông lâm thủy sản; định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu, bao bì, nhãn mác theo nhu cầu và xu hướng thị trường; vận dụng các kiến thức bồi dưỡng vào thực tiễn giúp hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, gia tăng giá trị sản phẩm/dịch vụ cho nông dân và các HTX nông nghiệp.

Cùng với các nội dung được giảng dạy trên lớp, học viên tham gia lớp tập huấn sẽ được thăm quan mô hình thực tế của HTX mây tre đan Bao La và tham quan Làng du lịch sinh thái Ngư Mỹ Thạnh (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) nhằm ứng dụng kiến thức đã được tập huấn vào thực tế để phát triển kỹ năng.

Hoạt động thao diễn nghề và nếm thử sản phẩm tại sự kiện sẽ có sự tham gia của các nghệ nhân thực hiện thao diễn, trình diễn, giới thiệu cách thức sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu như: Sao và chế biến chè Thái Nguyên; mây tre đan Bao La; chế tác đèn lồng…; thao diễn chế biến món ăn phục vụ khách thăm quan như làm chè Huế, pha chế trà, cà phê, chiên nướng nông sản, thực phẩm...

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất