| Hotline: 0983.970.780

Không lơ là với dịch tả heo Châu Phi

Thứ Năm 15/08/2024 , 12:28 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Dù trên địa bàn chưa xuất hiện ổ dịch, nhưng tỉnh láng giềng Quảng Ngãi đang nóng với dịch tả heo Châu Phi nên người chăn nuôi Bình Định phải nỗ lực phòng, chống.

Xe chở heo xuất, nhập vào địa bàn huyện Hoài Ân đều được thú y địa phương sát trùng kỹ lưỡng. Ảnh: V.Đ.T.

Xe chở heo xuất, nhập vào địa bàn huyện Hoài Ân đều được thú y địa phương sát trùng kỹ lưỡng. Ảnh: V.Đ.T.

Dịch bệnh rình rập

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, hiện trên địa bàn tỉnh có tổng đàn heo 621.000 con, giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, thời điểm giá heo tăng 60.000 - 62.000 đồng/kg, hầu hết người chăn nuôi ở Bình Định, nhất là các trang trại chăn nuôi an toàn sinh học có heo đủ cân lượng đều xuất bán, hiện đang tái đàn để cung ứng cho thị trường những tháng cuối năm.

“Hiện, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Bình Định cơ bản được khống chế, nhưng các mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vẫn còn tồn tại trong môi trường. Thời tiết ở Bình Định lại đang diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn vật nuôi, nên nguy cơ tái phát dịch bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi là rất cao, nhất là bệnh dịch tả heo Châu Phi.

Trong những ngày này, lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định thay phiên nhau bám địa bàn, phối hợp với các địa phương hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác tiêm phòng, chống dịch bệnh động vật; giám sát tình hình dịch bệnh để sớm phát hiện, cảnh báo và chỉ đạo xử lý ổ dịch.

“Sở NN-PTNT đã kiện toàn tổ cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương tổ chức chống dịch khi dịch bệnh xảy ra. Kiểm tra chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập, quá cảnh qua địa bàn Bình Định tại các chốt kiểm dịch động vật, đầu mối giao thông và tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển tại gốc. Kiểm tra hoạt động mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các cơ sở giết mổ, các chợ trên địa bàn tỉnh”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho hay.

Xung quanh chuồng heo nhà anh Nguyễn Văn Bình ở xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định) được giăng màn ngăn côn trùng. Ảnh: V.Đ.T.

Xung quanh chuồng heo nhà anh Nguyễn Văn Bình ở xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định) được giăng màn ngăn côn trùng. Ảnh: V.Đ.T.

Người chăn nuôi chủ động

Anh Nguyễn Văn Bình ở xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định), người thường xuyên nuôi trong chuồng 100 con heo thịt đủ các lứa tuổi là người rất căn cơ trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn heo của mình. Những năm trước đây, khi dịch tả heo Châu Phi hoành hành trên địa bàn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, nhưng riêng đàn heo của anh  Bình chưa 1 lần dính dịch.

“Gia đình thôi không có điều kiện nuôi heo chuồng kín, đang nuôi chuồng hở nên cần phải áp dụng nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ đàn heo của mình. Chuyện vệ sinh chuồng trại là việc làm thường xuyên, chung quanh chuồng tôi giăng màn để ngăn côn trùng mang mầm bệnh xâm nhập, hạn chế người lạ vào chuồng nuôi.

Khi xuất bán heo, giỏ heo, xe máy của thương lái phải để xa khu nuôi, được sát trùng kỹ lưỡng. Heo xuất chuồng được lùa ra khu riêng, thương lái vào cân heo phải mang dép của tôi và cũng được sát trùng. Bán heo xong tôi nấu nước sôi tạt khắp nền chuồng để diệt vi khuẩn trước khi tái đàn”, anh Bình chia sẻ.

Ngành chức năng Bình Định đang khuyến cáo người chăn nuôi theo dõi sát thông tin tình hình dịch bệnh để sớm thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài vào cơ sở chăn nuôi; heo nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh.

“Nếu người chăn nuôi phát hiện đàn vật nuôi có biểu hiện bất thường, nghi dính dịch bệnh phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã hoặc chính quyền địa phương để phối hợp kiểm tra, xử lý, hạn chế dịch lây lan diện rộng”, Lãnh đạo Chi cục Chăn nôi và Thú y Bình Định chia sẻ.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Trà Vinh sản xuất gần 730ha lúa phát thải thấp vụ đông xuân 2024 - 2025

Vụ đông xuân 2024 - 2025, Trà Vinh sản xuất 728ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại 14 hợp tác xã trên địa bàn 6 huyện, hoàn thành xuống giống vào ngày 30/12.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.