| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh triển khai tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Hai 05/08/2024 , 07:49 (GMT+7)

Từ ngày 29/7 đến ngày 03/8/2024, tỉnh Quảng Ninh triển khai tiêm 3.000 liều vacxin tả lợn Châu Phi trên địa bàn 2 xã Hải Xuân, Hải Tiến (TP Móng Cái).

Quảng Ninh tiêm thử nghiệm 3.000 liều vacxin tả lợn Châu Phi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Quảng Ninh tiêm thử nghiệm 3.000 liều vacxin tả lợn Châu Phi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Thời gian qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 298 hộ/67 thôn, khu/25 xã, phường/9 huyện, thị xã, thành phố của Quảng Ninh. Tổng số lợn chết và tiêu hủy là 2.035 con, trọng lượng gần 100 tấn.

Căn cứ theo các thông tư, nghị định của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và theo kế hoạch của Sở NN-PTNT, TP Móng Cái đã triển khai tiêm thử nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi cho các hộ dân chăn nuôi lợn tại các thôn trên địa bàn 2 xã Hải Tiến, Hải Xuân. Thời gian từ ngày 29/7 đến hết ngày 03/8/2024.

Đối tượng tiêm phòng là lợn thịt khỏe mạnh từ 4 tuần tuổi trở lên. Vacxin được sử dụng là AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất theo Kế hoạch số 4165/KH - SNN&PTNT ngày 24/7/2024 của Sở NN-PTNT Quảng Ninh.

Ông Vương Văn Tân, thôn 6 xã Hải Xuân, TP Móng Cái, cho biết: "Gia đình chúng tôi nhất trí với việc tiêm vacxin tả lợn Châu Phi. Khi cán bộ thú y đến, tôi đã đăng ký tiêm cho đàn lợn của gia đình mình, vì tiêm vacxin sẽ tốt cho không chỉ hộ gia đình tôi mà còn cho cả cộng đồng. Tôi mong là đàn lợn của mình sẽ phát triển khỏe mạnh để mang lại kinh tế ổn định".

Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đến thời điểm hiện tại đã có 3 địa phương là TP Uông Bí, TX Quảng Yên và huyện Ba Chẽ công bố hết dịch. 

Tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt khoảng 200.000 con. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt khoảng 200.000 con. Ảnh: Nguyễn Thành.

Bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh chia sẻ, 28 ngày sau khi tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi, cơ quan chuyên môn sẽ lấy kết quả đánh giá để làm căn cứ tham mưu cho tỉnh, từ đó, thực hiện các công tác tiếp theo trong việc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

"Trong quá trình tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi, có thể xảy ra một số rủi ro như bị phản ứng sốc phản vệ dẫn đến lợn bị chết hoặc có biểu hiện mệt mỏi, ăn ít, bỏ ăn vài ngày; một số đàn lợn có thể phát bệnh do lợn đã nhiễm vi rút từ trước nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, đối với lợn phản ứng mệt mỏi, bỏ ăn, ăn ít sau tiêm, người chăn nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho lợn trước và sau khi tiêm bằng cách dùng vitamin C trong vòng 3 ngày trước và 5 ngày sau tiêm vacxin. Đối với lợn bị chết trong các trường hợp nêu trên yêu cầu phải tiêu hủy bắt buộc và hỗ trợ thiệt hại theo Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND ngày18/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh", bà Thủy nhấn mạnh.

Trong dịp này, TP Móng Cái chỉ đạo UBND các xã được lựa chọn thử nghiệm vacxin thành lập các tổ tiêm phòng (mỗi xã thành lập ít nhất 02 tổ), tổ giám sát, để kịp thời xử lý sự cố sau tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi tại địa phương.

Tổ chức cho người chăn nuôi lợn thực hiện đăng ký tiêm phòng thử nghiệm vacxin; tổng hợp danh sách đăng ký để chuyển cơ quan chuyên môn xếp lịch cho tổ tiêm phòng thực hiện nhiệm vụ.

Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp đảm bảo có đủ cán bộ chuyên môn để hướng dẫn thực hiện kế hoạch tiêm phòng cuốn chiếu và giám sát sau tiêm phòng. Từ đó, tổng hợp báo cáo kết quả gửi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y trước 15h hàng ngày và phối hợp lấy mẫu đánh giá hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vacxin.

Đặc biệt, các cơ quan chuyên môn cần tăng cường công tác tuyên truyền về việc tiêm phòng thử nghiệm vacxin trên địa bàn. Hướng dẫn hộ chăn nuôi theo dõi, giám sát thường xuyên tình trạng sức khỏe đàn lợn.

Trường hợp phát hiện lợn ốm chết hoặc có biểu hiện bất thường cần thông tin, báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để xác minh, hướng dẫn xử lý kịp thời.

Xem thêm
Gà đồi Yên Thế bay xa bằng chế biến sâu

BẮC GIANG Không cam chịu cảnh thương hiệu của quê hương rơi vào lãng quên, Giám đốc HTX Nông nghiệp Xanh Yên Thế quyết đưa thương hiệu 'Gà đồi Yên Thế' bay xa bằng chế biến sâu.

Những người thầm lặng phía sau trái sầu riêng xuất khẩu

Tổ khuyến nông cộng đồng xã Phú Phụng thực hiện có hiệu quả vai trò liên kết xây dựng chuỗi giá trị, chuyển giao kỹ thuật cho nhà vườn.

Nông dân Đồng Tháp tiếp cận nhanh với công nghệ số

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp xem chuyển đổi số là động lực, là tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội và mong muốn tạo ra làn sóng mới trong sản xuất nông nghiệp.