| Hotline: 0983.970.780

Không thể chủ quan!

Thứ Năm 20/02/2014 , 09:58 (GMT+7)

Chiều 18/2, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành chương trình hành động khẩn cấp để ngăn chặn dịch cúm gia cầm.

Chiều 18/2, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành chương trình hành động khẩn cấp để ngăn chặn dịch cúm gia cầm.

Một trong những nội dung quan trọng được xây dựng là Thái Nguyên sẽ tiến hành lập 4 chốt kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn 4 huyện cửa ô của tỉnh.


Chi cục Thú y THái Nguyên cấp hóa chất tiêu độc khử trùng tại các địa điểm có nguy cơ cao bùng phát dịch cúm gia cầm

Tuy nhiên, tại thời điểm này, hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn hiện tượng bày bán công khai gà có xuất xứ từ Trung Quốc, gà chất lượng kém được bán với giá chỉ từ 35 – 40 nghìn đồng/kg, người tiêu dùng lại có thói quen ham rẻ, chủ quan với dịch bệnh nên việc phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của lực lượng chức năng còn gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê của Chi cục Thú y Thái Nguyên, trong năm 2012, 2013, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các ổ dịch bệnh lớn, nhưng hiện nay, nhận thức của các hộ chăn nuôi về dịch bệnh này còn hạn chế, công tác phòng, chống dịch bệnh chưa được người dân quan tâm, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít.

Thậm chí, có hộ chăn nuôi chưa tiêm phòng triệt để, mua giống gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Những mùa dịch trước, đã có trường hợp “bán chạy” vật nuôi khi thấy có hiện tượng ốm, chết gây khó khăn trong việc quản lý chăn nuôi. 

 * Ngày 18/2, tại xóm Cầu Mây, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cầu Mây đã tiến hành khởi công công trình lò giết mổ gia súc tập trung đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 5.000m2 với các hạng mục chính gồm: khu nuôi giữ lợn; khu giết mổ với công suất tối đa 200 con lợn/ngày; hệ thống xử lý nước thải và các hạng mục khác phục vụ cho hoạt động giết mổ đảm bảo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm