| Hotline: 0983.970.780

Không thể chụp giật

Thứ Tư 04/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Bốn năm thực hiện công cuộc xây dựng NTM, tuy thời gian chưa dài nhưng Chương trình đã mang lại “làn gió mới” cho người dân các khu vực nông thôn xứ Thanh. 

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì nhiều hạn chế cũng đã bộc lộ, cần chấn chỉnh.

Hiện thực hóa xã NTM

Cách đây hơn 4 năm, 19 tiêu chí NTM hay mô hình xã NTM vẫn là lý thuyết trên giấy, rất xa lạ với chính quyền và người dân Thanh Hóa.

Nhưng sau khi phát động phong trào và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ; lấy tài dân, sức dân để lo cho dân, Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ” thì nay giấc mơ hiện thực hóa xã NTM đã và đang hiện hữu với 45 xã đạt chuẩn.

Ông Trần Đức Năng, Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa, nói: “Có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên trong lịch sử việc xây dựng NTM được đặt ra một cách toàn diện nhất, đã và đang đi vào cuộc sống nhanh nhất. Chương trình đang từng bước thỏa mãn các yêu cầu, mục tiêu, chiến lược xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu”.

Cũng theo ông Năng, sau khi tập trung tuyên truyền thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ và người dân về Chương trình, Thanh Hóa chủ động ban hành, hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch “3 trong 1” nhằm tiết kiệm thời gian và tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng so với làm 3 loại quy hoạch riêng rẽ. Triển khai xây dựng NTM trên 573 xã và chỉ đạo điểm ở 11 xã; đồng thời, ban hành bộ tiêu chí thôn, bản NTM để tổ chức thực hiện. Sáng tạo này của Thanh Hóa được đánh giá rất phù với các huyện miền núi.

Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh xây dựng 543 mô hình phát triển sản xuất (SX) và ngành nghề nông thôn với gần 30 nghìn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia; trong đó có nhiều mô hình mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Tổng nguồn vốn huy động cho Chương trình trong 4 năm (2011 - 2014) được hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Từ nguồn lực này lồng ghép với vốn các dự án khác đã giúp Thanh Hóa xây mới, nâng cấp, cải tạo 641 công trình giao thông các loại; 348 hồ đập, kênh mương tưới tiêu; 31 trường học; 11 trạm y tế xã; 95 nhà sinh hoạt cộng đồng cho các xã, thôn, bản khu vực miền núi; hỗ trợ xây dựng trên 17 nghìn công trình cấp nước sinh hoạt và công trình vệ sinh cho các hộ gia đình nông thôn; hỗ trợ cho các xã hơn 65 nghìn tấn xi măng xây dựng cơ sở hạ tầng...

Đối với việc thực hiện tiêu chí, bình quân số tiêu chí toàn tỉnh đạt 11,8 tiêu chí/xã, tăng 7 tiêu chí so với khi triển khai. Đáng chú ý, đã có 349 xã (60,9%) đạt tiêu chí thu nhập và 45 xã đạt chuẩn NTM.

Tính bền vững “hậu NTM” chưa cao

Ông Trần Đức Năng thẳng thắn chia sẻ, kết quả 4 năm qua Thanh Hóa đạt được rất đáng khích lệ nhưng nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân, nhất là các huyện miền núi về xây dựng NTM vẫn nặng tâm lý trông chờ vào đầu tư của Nhà nước, xem việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như là dự án đầu tư từ 100% vốn ngân sách, xây dựng các mô hình phát triển SX từ nguồn vốn hỗ trợ như công việc an sinh xã hội.

“Một ví dụ cụ thể là thời gian đầu chúng tôi cử anh em vượt hơn 300 km lên cầm tay chỉ việc cho đồng bào huyện Mường Lát, giúp họ xây dựng NTM nhưng từ chính quyền đến người dân đều không mặn mà. Không những thế, khi Văn phòng Điều phối trích ngày lương mua xi măng hỗ trợ bản Sáng, xã Quang Chiểu làm đường giao thông, thay vì vui mừng thực hiện, chính quyền và người dân lại để xi măng hỏng. Nếu nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại thì không thể làm NTM được”, ông Năng nhấn mạnh.

Vấn đề đặt ra thứ hai là năng lực lãnh đạo của một số cán bộ xã còn bất cập, hạn chế, lúng túng, chưa quyết liệt, tâm huyết dẫn đến “hậu NTM” nợ đọng xây dựng cơ bản...

Đáng chú ý trong chỉ đạo, nhiều địa phương quá tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng mà quên đi nhiệm vụ phát triển SX, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cư dân nông thôn mới là cái “gốc” của chương trình.

Đặc biệt, tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích dẫn đến kết quả xây dựng NTM thiếu bền vững cũng xảy ra ở không ít địa phương. Mộ số xã báo cáo đã hoàn thành nội dung tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, nhưng khi thẩm định lại chưa đạt và để hoàn thành tiêu chí này xã làm bằng mọi cách để huy động người dân mua thêm cho đủ, còn sau khi công nhận xã đạt chuẩn rồi người dân mua tiếp hay không chẳng ai kiểm soát được.

Bất cập cuối cùng là tốc độ tăng bình quân các tiêu chí NTM của các địa phương khá cao (cả tỉnh Thanh Hóa tăng bình quân 1,7 tiêu chí/xã/năm, một số huyện tăng bình quân 2,1 tiêu chí/xã/năm), với tốc độ tăng này một mặt rất tích cực, đáng mừng nhưng mặt khác, nếu hoàn thành theo đà này chỉ cần khoảng 4-5 năm nữa cả tỉnh Thanh Hóa sẽ cơ bản đạt chuẩn NTM, vượt xa mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 có 50 - 60% số xã đạt chuẩn. Vậy, vấn đề đặt ra là số liệu báo cáo của các địa phương có đúng thực tế và các tiêu chí NTM hoàn thành có bền vững hay không?

Để khắc phục hạn chế, hoàn thành mục tiêu trước mắt là hết năm 2015 toàn tỉnh có 20% số xã đạt chuẩn bền vững, ông Trần Đức Năng cho biết: Thanh Hóa sẽ căn cứ quy hoạch và đề án xã NTM đã được duyệt rà soát lại để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, tránh lối tư duy cứng nhắc, máy móc và tư duy “quy hoạch theo nhiệm kỳ”.

Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện theo hướng phát triển bền vững và đi vào chiều sâu đích thực, theo phương châm tiêu chí quan trọng, có tác động, ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến thu nhập và đời sống của người dân thì làm trước.

Đặc biệt, trong điều kiện kinh phí hỗ trợ từ ngân sách còn khó khăn, sức dân hạn chế thì việc tiếp tục triển khai xây dựng mô hình thôn, bản NTM cũng sẽ là một giải pháp. Điều quan trọng nhất là chính quyền, người dân phải luôn xác định làm NTM không thể chụp giật, ăn xổi ở thì.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm