| Hotline: 0983.970.780

Khủng hoảng tị nạn châu Âu: Khi người tốt đứng nhìn

Chủ Nhật 27/09/2015 , 13:31 (GMT+7)

Nếu như chỉ ngày hôm trước, ông còn gọi họ là 'đội quân di cư', ngay ngày hôm sau bức hình em bé chết đuối bắt đầu xuất hiện, Thủ tướng Cameron tuyên bố Anh sẽ chấp nhận 20.000 người Syria trong 5 năm.

Trong kì trước, tôi đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa 'người tị nạn' và 'người di cư'. Mượn ý tưởng của Roland Bleiker, một nhà lí thuyết về quan hệ quốc tế về quá trình ‘ vô cảm hoá’ đối với người tị nạn, kì báo này sẽ phân tích việc dùng cụm từ 'người di cư' thay vì 'người tị nạn' là một phần của quá trình làm vô cảm hoá này.

Thực tế, việc gọi họ là dân di cư không chỉ là nhầm lẫn về khái niệm mà là một hành động có chủ đích của nhóm những người phản đối chính sách cưu mang người tị nạn, những nước có các đảng cánh hữu cầm quyền như Đan Mạch, Hungary hay các đãng cực hữu thiểu số như UKIP (Anh), FN (Pháp).

Quá trình làm vô cảm hoá này được thực hiện để làm cho những người di cư, theo như lời của Bleiker, 'bị nhìn nhận như ít hơn một con người, bị vô cảm bởi số đông'. Khi một người, hay một nhóm người, bị nhìn nhận theo cách này, trách nhiệm nhân đạo để cứu giúp họ vô hình chung bị giảm đi rất nhiều.

Quá trình làm vô cảm hoá một nhóm người nhất định là một quá trình diễn ra trong một thời gian dài và bao gồm nhiều 'công đoạn' cũng như 'thủ thuật'. Nó được biết đến rộng rãi trong giới học thuật chính trị quốc tế như là một thứ vũ khí tâm lí, làm cho số đông nhìn nhận một nhóm người như là một 'sự đe doạ' hơn là những người cần sự giúp đỡ.

Trong khuôn khổ một bài báo, tôi sẽ không thể liệt kê tường tận từng công đoạn, thủ thuật của quá trình vô cảm hoá người tị nạn này. Tuy nhiên, tôi sẽ điểm danh một số hành động nhất định bằng việc phân tích hình ảnh và các phát ngôn của cánh hữu liên quan đến người tị nạn.

Trước tiên, một vài ví dụ về quá trình vô cảm hoá một nhóm người nhất định trong lịch sử sẽ được nhắc đến để bạn đọc có thể hiểu hơn về tác nhân tưởng như vô hình này.

Ví dụ rõ ràng nhất là quá trình vô cảm hoá liên quan đến những người Do Thái ở châu Âu trong thời điểm trước Thế Chiến thứ II.

Theo như David Smith, nhà đồng sáng lập và giám đốc của Viện khoa học tâm lí ở đại học New England, 'những việc như gọi người Do Thái là những con chuột, là những giống tiểu nhân', Đức Quốc xã không chỉ dùng ví dụ của từ tiểu nhân một cách trừu tượng mà chúng thực sự so sánh những người Do Thái như một nhóm không phải là người.

Smith cho rằng việc làm như vậy là để cho phần đông xã hội Đức không thấy ghê tởm về sự đối xử của Đức Quốc xã với người Do Thái.

Đây không phải là ví dụ duy nhất. Trong cuộc thảm sát Rwanda 1994, phiến quân Interahamwe gọi những người Tutsi là 'những con rán, rệp cần phải loại bỏ'. Tương tự như với những người Do Thái, chúng không trừu tượng hoá hình ảnh này mà chúng thực sự đang so sánh con người với những con côn trùng.

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, người tị nạn không bị so sánh như người Do Thái hay Tutsi nhưng họ cũng bị gọi bởi những cụm từ không kém vô nhân cảm như 'đội quân xâm lược' (Đảng Golden Dawn - Hy Lạp), 'dân di cư kinh tế đang cố gắng ăn bám các nước phương Tây giàu có' (Nigel Farage - UKIP, Rasmussen - thủ tướng Đan Mạch).

Dưới góc nhìn này, những người tị nạn chạy chốn chiến tranh, khủng bố ở Nigeria, Syria, Eritrea hay bất kì đâu đều ngay lập tức bị nhìn nhận như một mối hiểm hoạ đối với châu Âu.

Họ không được xem như là những người cần sự trợ giúp mà thay vào đó, họ là mối đe doạ.

Vì thế, thủ tướng Hungary biện minh cho hành động xây hàng rào thép gai để ngăn người tị nạn là 'bảo vệ châu Âu khỏi sự xâm lăng của Hồi giáo'. Ngài thủ tướng không chỉ trừu tượng hoá hình ảnh bức tường thành ngăn chặn một 'đội quân xâm lăng' mà còn thực tế hoá hình ảnh hàng rào thép gai ngăn những người tị nạn đến với châu Âu an toàn.

Một ý đáng chú ý khác trong nghiên cứu của Bleiker đó là hình ảnh những người tị nạn thường được chụp trong số đông, khuôn mặt của họ bị mờ đi vì số đông có tác dụng 'làm giảm đi sự khốn khổ của từng cá nhân riêng biệt và làm nổi bật tố chất số đông như là một sự đe doạ đối với an ninh'.

Ý của Bleiker là khi một tấm ảnh chụp một nhóm đông người tị nạn, người xem sẽ bỏ qua việc xem xét sự khắc khổ của từng cá nhân một cách riêng biệt. Qua đó họ không được xem là một nhóm người cần sự giúp đỡ mà bị cho là một nhóm đông tiềm tàng tính nguy hiểm.

Điều này có thể nhận thấy qua lời bình luận của thủ tướng Anh Cameron đối với những người tị nạn ở Calais đang cố tìm cách vào Anh là 'một đội quân di cư'. Họ không được nhìn nhận như từng cá nhân đang trải qua những bi cực mà bị xem là một nhóm nguy hiểm đối với Anh.

Giữa lúc xu hướng vô cảm hoá người tị nạn tăng cao thì bức ảnh của bé Aylan Kurdi bị chết đuối trên bãi biển Thổ Nhĩ Kì hiện lên như là một sự thật tàn nhẫn mà giới chính trị cánh hữu đã cố gắng lờ đi.

Đó là một tấm hình riêng biệt, một đứa bé. Không có 'một đội quân' nào cả.

Ngay sau khi bức hình được phát tán rộng rãi, Thủ tướng Cameron gần như quay ngoắt 180 độ.

Nếu như chỉ ngày hôm trước, ông còn gọi họ là 'đội quân di cư', ngay ngày hôm sau bức hình bắt đầu xuất hiện, Cameron tuyên bố Anh sẽ chấp nhận 20.000 người Syria trong 5 năm.

Đó là một con số rất nhỏ và mang tính biểu tượng nhiều nhưng cần biết rằng kể từ khi cuộc nội chiến ở Syria nổ ra năm 2011, Anh mới chấp nhận hơn 100 đơn xin tị nạn của người Syria.

Lần tiếp theo khi bạn đọc một bản tin, nghe một lời bình luận hay xem một bức hình về người tị nạn, hãy nhớ rằng tất cả chúng đều được dùng để phục vụ một mục đích nhất định nào đó.

HUY ANH (Từ Manchester, Anh)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm