| Hotline: 0983.970.780

Khuyến cáo hạn chế xuống giống lúa chất lượng thấp

Thứ Hai 07/06/2021 , 09:57 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp An Giang vừa ra công văn đề nghị các địa phương hạn chế tối đa sản xuất nhóm giống chất lượng thấp trong vụ thu đông 2021.

Ngành nông nghiệp An Giang khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa sản xuất các giống lúa chất lượng thấp trong vụ thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp An Giang khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa sản xuất các giống lúa chất lượng thấp trong vụ thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Trong vụ thu đông 2021 tới đây, ngành nông nghiệp tập trung sản xuất nhóm giống chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như: OM5451, OM6976, OM18, OM 7347, OM4900… tỷ lệ đạt từ 50 - 60%. Đối với nhóm giống lúa thơm, đặc sản, khuyến khích mở rộng sản xuất các giống như: ST20, ST24, ST25, RVT, Nàng Hoa 9, VD 20, Jasmine 85... chiếm tỷ lệ 30%. Hạn chế xuống giống lúa nếp và nhóm giống chất lượng thấp và trung bình như IR 50404, OM 576.

Bên cạnh đó, ưu tiên sử dụng giống lúa chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá, cháy bìa lá và giống có độ cứng cây để hạn chế đổ ngã. Từ vụ hè thu sang thu đông 2021, cần có thời gian giãn cách và làm đất, vệ sinh đồng ruộng thật tốt, tiêu hủy nguồn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, tiêu hủy rơm rạ hoặc sử dụng các hoạt chất phân hủy rơm rạ để hạn chế ngộ độc hữu cơ.

Thường vụ thu đông, sản xuất vào đợt cao điểm mùa lũ rất dễ gây ra vỡ đê làm thiệt hại cho bà con. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương cần tăng cường củng cố hệ thống đê bao, bờ bao, hạn chế ảnh hưởng của lũ đối với vùng sản xuất lúa, rau màu và cây ăn trái. Đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Đối với đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu, chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ. Thiết kế liếp trồng thông thoáng, liên vùng, không để xẩy ra tình trạng lúa màu đan xen.

Bên cạnh đó, tùy theo thành phần cơ giới và độ màu mỡ của đất để bón cân đối NPK, không để thừa đạm gia tăng sâu bệnh hại làm giảm năng suất cây trồng...

    Tags:
Xem thêm
Nuôi đuông cọ '1 vốn 9 lời'

PHÚ THỌ Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm