| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông đi đầu ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới

Thứ Hai 21/02/2011 , 08:30 (GMT+7)

Trong những năm qua, công tác khuyến nông luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô.

Bưởi Diễn-một đặc sản Hà Nội
Trong những năm qua, công tác khuyến nông luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô.

Năm 2010, một năm với nhiều khó khăn của thời tiết, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước; đặc biệt dịch lợn tai xanh đã bùng phát tại hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất chăn nuôi... Song với sự phấn đấu nỗ lực của toàn hệ thống nói chung và tập thể cán bộ Trung tâm Khuyến nông nói riêng, công tác khuyến nông năm 2010 trên địa bàn Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.

Việc đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền và xúc tiến thương mại luôn được quan tâm, chú trọng đã giúp nông dân giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình sản xuất, áp dụng tiến bộ kĩ thuật (TBKT) mới có hiệu quả vào thực tế sản xuất và giúp lực lượng khuyến nông từ thành phố đến cơ sở nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu công tác. Trong năm qua, Trung tâm đã tổ chức được gần 300 lớp tập huấn, cho hơn 14.000 lượt người tham dự. Nội dung các lớp tập huấn tập trung vào nâng cao tay nghề, kỹ năng thực hành cho nông dân, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ khuyến nông. Công tác thông tin tuyên truyền được xác định là mũi nhọn, ngoài kết hợp với đài, báo đơn vị còn xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành về KHKT, về thị trường như Tập san Nông nghiệp; Bản tin sản xuất & thị trường cùng các tài liệu tờ gấp quy trình kỹ thuật, tổ chức và tham gia nhiều cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế.

Công tác xây dựng mô hình trình đã trực tiếp đưa những tiếp bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần thay đổi tư duy và tập quán sản xuất của người dân. Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai xây dựng được 25 dạng mô hình ở 107 điểm trên địa bàn 21 quận, huyện, thị với trên 26.481 hộ dân tham gia, trong đó đã có nhiều mô hình trình diễn đạt kết quả tốt, có sức thuyết phục cao, được nông dân đón nhận và áp dụng vào sản xuất thực tế như mô hình gieo thẳng lúa theo hàng bằng công cụ kéo tay, trồng thâm canh thanh long ruột đỏ tập trung theo GAP, mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững, mô hình khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng,...

Một trong những mô hình được đánh giá cao là mô hình gieo thẳng lúa theo hàng bằng giàn sạ, kết quả của mô hình đã và đang được nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc áp dụng và nhân rộng. Mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế và mang tính xã hội hóa cao, có sức lan tỏa lớn, được đông đảo bà con nông dân tiếp thu và mở rộng. Diện tích gieo sạ năm 2010 toàn thành phố đạt 10.920 ha tăng 37% so với năm 2009 (trong đó diện tích mới mở rộng lần đầu được thành phố hỗ trợ là 2.200ha). Kết quả đạt được đã góp phần tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2015 toàn miền Bắc đạt 50% diện tích gieo sạ bằng công cụ kéo tay mà Bộ NN - PTNT phát động. Tạo tiền đề cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa từ khâu gieo cấy cho đến khâu thu hoạch, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng lúa.

Mô hình trồng thâm canh thanh long ruột đỏ tập trung theo GAP (năm thứ nhất): Từ thành công của mô hình thanh long ruột đỏ năm 2009, một lần nữa đã khẳng định cây thanh long ruột đỏ hoàn toàn có thể trồng, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao tại các vùng đồi gò của Hà Nội nói riêng và của miền Bắc nói chung. Năm 2010, Trung tâm tiếp tục triển khai trồng mới mô hình trồng thâm canh thanh long ruột đỏ tập trung theo GAP tại xã Cẩm Lĩnh - Ba Vì; đây là mô hình điểm và là tiền đề để mở rộng diện tích xây dựng vùng trồng thanh long ruột đỏ tập trung trên các vùng đồi gò. Mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học (ATSH) tập trung: Là mô hình điểm, quy mô lớn tập trung từ nguồn kinh phí của thành phố, được triển khai đồng bộ với sự tham gia hỗ trợ ngay từ đầu của các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp cung ứng và tiêu thụ sản phẩm đầu vào, đầu ra.

Trong quá trình triển khai thực hiện Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, Viện nghiên cứu tổ chức tập huấn kỹ thuật, thường xuyên cảnh báo môi trường, dịch bệnh và định kỳ kiểm tra, xử lý môi trường ao nuôi; hướng dẫn các hộ tham gia mô hình ghi chép nhật ký sản xuất thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Tại hội nghị tổng kết đánh giá mô hình ngày 08/10/2010 với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp dịch vụ và các đơn vị bạn trong và ngoài thành phố đã đánh giá cao kết quả đạt được của mô hình về hiệu quả kinh tế, xã hội, mỗi ha nuôi theo quy trình an toàn, bền vững lãi trên 60 triệu đồng, cao gấp hơn 2 lần so với sản xuất truyền thống. Thông qua mô hình giúp nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý môi trường trong quá trình sản xuất, đây là khâu bắt buộc cho đầu tư trong nuôi trồng thủy sản; bước đầu tạo được sự liên kết trong cung ứng vật tư đầu vào để tạo ra sản phẩm an toàn và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Thành công của mô hình là sự khẳng định cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản ATSH tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tại các vùng trũng, các vùng chuyển đổi, chuyên canh nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.

Mô hình trình diễn nuôi gà Mía lai ATSH tập trung: Là giống gà mới, lần đầu triển khai nuôi đại trà trên địa bàn thành phố (giống lai ưu thế giữa gà Mía và gà Lương Phượng của Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Vạn Phúc - Viện Chăn nuôi). Qua kết quả nghiệm thu, đánh giá mô hình, sau 04 tháng nuôi gà sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình trên 95%, trọng lượng bình quận đạt 2,2 - 2,5kg/con, khả năng thích nghi với điều kiện sống, kháng bệnh cao, ngoại hình lai ưu thế giống với gà ta (gà trống), thịt chắc, thơm, đặc biệt gà trống không có mỡ nên được thị trường chấp nhận với giá cao, dễ bán, trung bình sau 04 tháng nuôi cho lãi 40.000 - 50.000 đồng/con.

Để những mô hình khuyến nông có hiệu quả như những mô hình kể trên được nhân rộng thông qua việc các hộ nông dân, chủ trang trại vay vốn để ứng dụng những TBKT mới và phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn Quỹ Khuyến nông thành phố cũng là một trong những hoạt động quan trọng của Khuyến nông Hà Nội. Trong năm qua, Trung tâm đã cho vay vốn tập trung vào vùng sản xuất hàng hóa, giải ngân xuống tận cơ sở.

Trung tâm đã phối kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tạo liên kết dọc bền vững mở rộng quy mô sản xuất và ổn định đầu ra cho sản phẩm như: Vùng cây cảnh Thường Tín, vùng hoa lan Hoài Đức, vùng chăn nuôi bò sữa Ba Vì, vùng chuyển đổi sản xuất theo hướng trang trại chăn nuôi - thuỷ sản ở Ứng Hoà, ... Năm 2010, Trung tâm đã phối hợp với Trạm khuyến nông các quận, huyện triển khai, hướng dẫn các hộ xin vay vốn lập hồ sơ vay vốn được 352 phương án, với số tiền xin vay là 51,428 tỷ đồng; tổ chức kiểm tra thẩm định được 294 phương án đủ điều kiện được Hội đồng thẩm định cấp thành phố phê duyệt, ký hợp đồng vay vốn với số tiền là 37,52 tỷ đồng. Công tác khiển khai, quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển Quỹ khuyến nông thành phố đã góp phần xây dựng và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao.

Những kết quả của hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thủ đô trong năm qua đã một lần nữa khẳng định vai trò đồng hành, sát cánh cùng bà con nông dân, đi đầu ứng dụng những TBKT mới và tổ chức sản xuất tốt để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thực hiện thắng lợi mục tiêu góp phần phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng tập trung, tiên tiến, hiện đại, hiệu quả và bền vững, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú trọng tới chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Từng bước đưa công nghệ cao, cơ giới hoá vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, hàng hóa hội nhập với thị trường trong nước và thế giới. 

(*): Tác giả hiện là Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm