| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát chặt chẽ phương tiện nghề cá hoạt động trên Vịnh Bắc Bộ

Thứ Năm 08/12/2022 , 09:16 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Năm 2022, Chi cục Kiểm ngư vùng I thực hiện tuần tra được từ đầu năm, số lượng tàu quan sát, được kiểm tra và xử lý tăng 500% so với mọi năm.

Chi cục Kiểm ngư vùng I được đánh giá là một trong những đơn vị đầu tàu của Cục Kiểm ngư. Ảnh: Đinh Mười.

Chi cục Kiểm ngư vùng I được đánh giá là một trong những đơn vị đầu tàu của Cục Kiểm ngư. Ảnh: Đinh Mười.

Ngày 7/12, Chi cục Kiểm ngư vùng I (Cục Kiểm ngư) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Năm 2022, dù có nhiều khó khăn nhưng lực lượng kiểm ngư vùng I đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Trong năm, đơn vị này đã thực hiện được 15 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển 207 ngày, với tổng số 17 lượt tàu xuồng kiểm ngư, huy động 354 lượt công chức, thuyền viên kiểm ngư tham gia.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc, các đoàn công tác đã chụp ảnh, ghi hình, thu thập dữ liệu đầy đủ làm bằng chứng phục vụ công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trong hoạt động thủy sản.

Đối với tàu cá Việt Nam, lực lượng thực thi nhiệm vụ đã quan sát được 2.017 lượt/chiếc phương tiện nghề cá hoạt động trên biển, tiến hành kiểm tra 502 phương tiện hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển, phát hiện và xử lý 49 tàu cá vi phạm, giảm chỉ bằng hơn 20% trường hợp so với cùng thời điểm năm 2021.

Ông Lê Tuấn - Cục Phó Cục Kiểm ngư. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Lê Tuấn - Cục Phó Cục Kiểm ngư. Ảnh: Đinh Mười.

Lực lượng kiểm ngư ra quyết định xử lý vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với 39 trường hợp với số tiền nộp phạt 1.633.400.000 đồng, tăng 668.800.000 đồng so với cùng thời điểm năm 2021.

Đối với tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, đã quan sát được 98 lượt chiếc tàu cá nước ngoài, tiến hành tiếp cận, kiểm tra được 56 tàu cá cùng 224 thuyền viên đã xâm phạm vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản. Các đoàn công tác đã tiến hành lập biên bản, cho thuyền trưởng tàu cá nước ngoài điểm chỉ, ký xác nhận vào Tổng đồ vị trí vi phạm, sau đó buộc rời khỏi vùng biển Việt Nam và yêu cầu không tái phạm.

Các lỗi vi phạm của tàu cá Việt Nam thường là không viết số đăng kí tàu cá hoặc viết số đăng kí tàu cá không đúng quy định, ghi không đầy đủ nhật kí khai thác thủy sản, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân, thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định, không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam,…

Các tàu cá nước vi phạm chủ yếu là tàu nghề câu của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc với những lỗi vi phạm như sau: Xâm phạm vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản, các thuyền viên không có giấy tờ tùy thân, các tàu cá không có giấy phép khai thác thủy sản đã vào khai thác tại vùng đánh cá chung ở phía tây đường phân định và tắt thiết bị nhận dạng để tránh bị phát hiện.

Lực lượng kiểm ngư vùng 1 tuần tra trên vịnh Bắc Bộ.

Lực lượng kiểm ngư vùng 1 tuần tra trên vịnh Bắc Bộ.

Ngoài ra, trong quá trình tuần tra còn ghi nhận các tàu lưới kéo, trong đó đa số là tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, không có số hiệu, đánh bắt trái phép trong vùng biển Việt Nam, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, cắt lưới, bỏ chạy sang phía Đông đường phân định…

Với các trường hợp không tiếp cận, lên tàu kiểm tra được, đoàn công tác đã xử lý nghiệp vụ bằng cách ghi hình, chụp ảnh, ghi chép thông tin tọa độ vị trí xâm phạm, số hiệu tàu, nghề khai thác… và tiến hành xua đuổi ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Ông Đinh Văn Tráng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng I cho biết, vùng biển Chi cục được phân công thực thi nhiệm vụ tương đối rộng, từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế, với chiều dài bờ biển khoảng 763 km, diện tích vùng biển 67.203 km2.

Là ngư trường trọng điểm nên có nhiều tàu cá của các tỉnh, kể cả các tỉnh ven biển Trung bộ như Quảng Ngãi, Bình Định... hoặc một số tàu cá thuộc các các tỉnh ven biển Nam Bộ như Tiền Giang, Kiên Giang… cùng tham gia khai thác thủy sản bằng nhiều loại nghề khác nhau và có không ít tàu cá nước ngoài thường xuyên xâm phạm, khai thác trái phép trong bối cảnh Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ hết hiệu lực.

Trong mỗi chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản các Đoàn công tác luôn chủ động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác thủy sản, cập nhật những thay đổi của Luật Thủy sản 2017 và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật tới bà con ngư dân.

Mặt khác, lực lượng chức năng yêu cầu chủ tàu và các thuyền viên khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản phải luôn có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của các loại thủy sinh và tuyệt đối không khai thác, buôn bán, giết hại các loài thủy sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

Đồng thời giải thích cho ngư dân về những tác hại của việc sử dụng các công cụ khai thác có tính hủy diệt, hướng dẫn các thuyền trưởng ghi nhật ký khai thác cho mỗi chuyến đi biển.

Yêu cầu thuyền trưởng các tàu cá ký cam kết không khai thác trái phép ở các vùng biển nước ngoài và hướng dẫn các ngư dân cung cấp thông tin về những tàu thuyền khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm, các tàu cá nước ngoài đánh cá trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Qua đó, đã góp phần lớn vào việc giữ gìn an ninh trật tự trên biển, hỗ trợ ngư dân bám biển, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm vùng biển đánh bắt trái phép, bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.

Ông Lê Tuấn – Cục Phó Cục Kiểm ngư cho biết, vùng biển Chi cục Kiểm ngư được được phân công thực thi nhiệm vụ tương đối rộng, từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế, với chiều dài bờ biển khoảng 763 km, diện tích vùng biển 67.203 km2, với hơn 50.000 tàu cá hoạt động.

Đây là ngư trường trọng điểm Vịnh Bắc Bộ nên có nhiều tàu cá của các tỉnh, kể cả các tỉnh ven biển Trung bộ như Quảng Ngãi, Bình Định... có vị trí chiến lược quan trọng, phức tạp về an ninh chính trị, đối ngoại.

Vịnh Bắc Bộ có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế, do vậy cần có những ứng xử phù hợp để đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa tạo được môi trường hoạt động tốt, đảm bảo an ninh quốc gia.

Chúng ta phải nhận thức được, công tác thực thi pháp luật trên biển liên quan đến thủy sản trông chờ vào lực lượng kiểm ngư rất lớn. Rất nhiều việc khó nhưng đã làm được, chúng ta cần có lộ trình, hướng đi cụ thể để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.