| Hotline: 0983.970.780

Kiếm tiền từ máy cuốn rơm

Thứ Sáu 03/06/2016 , 06:01 (GMT+7)

Do nhu cầu sử dụng rơm trong trồng trọt, chăn nuôi đang ngày càng gia tăng ở các tỉnh, TP phía Nam, nhiều hộ nông dân đã và đang mạnh dạn đầu tư máy cuốn rơm để làm dịch vụ...

16-12-57_nh-1-my-cuon-rom-z755
Máy cuốn rơm Z755

Do nhu cầu sử dụng rơm trong trồng trọt, chăn nuôi đang ngày càng gia tăng ở các tỉnh, TP phía Nam, nhiều hộ nông dân đã và đang mạnh dạn đầu tư máy cuốn rơm để làm dịch vụ thu hoạch và kinh doanh rơm khô. Có những hộ đã kiếm khá tiền từ dịch vụ này khi sử dụng loại máy chất lượng tốt.

Ông Phạm Văn Phát là một người nuôi bò sữa lâu năm ở ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Từ năm 2001, ông đã bắt đầu nuôi bò sữa với 3 con bò cái mua về từ vùng ngoại thành TP HCM.

Sau nhiều năm kiên trì gây dựng đàn bò, đến nay, gia đình ông đã có tổng cô năm 2001, ông đã bắt đầu nuôi bò sữa với 3 con bò cái mua về từ vùng ngoại thành TP HCM. Sau nhiều năm kiên trì gây dựng đàn bò, đến nay, gia đình ông đã có tổng cộng 26 con bò sữa. Nhờ đàn bò này, cách đây vài năm, ông đã cất được ngôi nhà khang trang, trị giá gần 1 tỷ đồng.

Để có đủ nguồn thức ăn thô cho bò sữa, ông Phát đã giành toàn bộ 5 công đất trồng cỏ. Tuy nhiên, lượng cỏ thu hoạch được hàng ngày vẫn không đủ cho bò ăn, do đó ông phải cho ăn thêm rơm. Khi cỏ nhiều, mỗi ngày cần thêm 5 cuộn rơm khô. Khi cỏ ít, lượng rơm phải tăng thêm. Do nhà đã không còn trồng lúa, nên ông phải đi mua rơm của những hộ trồng lúa trong vùng.

Khi người ta gặt lúa xong và để lại rơm trên đồng, ông huy động cả nhà đi thu hoạch, vận chuyển rơm về nhà. Mỗi ngày, huy động tới 4-5 người, làm cật lực cũng chỉ thu hoạch được 1 ha rơm. Chỗ rơm ấy, chỉ đủ để nuôi đàn bò của gia đình, phần dư ra không đáng kể. Nên khi ấy, ông không hề nghĩ tới việc kinh doanh từ rơm.

Cách đây gần 3 năm, để thu hoạch, vận chuyển rơm về nhà được nhanh chóng và dễ dàng hơn, ông Phát quyết định mua một cái máy cuốn rơm.

Qua tìm hiểu, ông đặt mua cái máy cuốn rơm do Cty Thông tin điện tử Z755 sản xuất. Khi mang máy về, ông cũng chưa hề tính tới việc sẽ dùng nó để kinh doanh rơm, mà chỉ để giúp cho việc lấy rơm cho đàn bò của gia đình được thuận tiện hơn. Nhưng thực tế sử dụng đã làm thay đổi hẳn cách suy nghĩ của ông Phát.

16-12-57_nh-2-my-cuon-rom-z755
Gia đình ông Phạm Văn Phát vận hành máy cuốn rơm Z755 trên ruộng

So với cách thu hoạch thủ cộng trước đó, cái máy cuốn rơm đã giúp gia đình ông Phát đạt năng suất cao hơn hẳn, mà nhân công lại ít hơn. Chỉ cần 3 bố con, mỗi ngày làm ở mức độ vừa phải, cũng thu hoạch được tới 3 ha rơm.

Đặc biệt hơn, rơm thu hoạch đều được cuốn lại thành những cuộn rơm rất chắc, tương đương với 13-14 kg rơm khô (ông Phát để công suất ở mức vừa phải nên khối lượng mỗi cuộn rơm chỉ ở mức đó, còn nếu để công suất cao hơn, có thể đạt 16-17 kg rơm khô/cuộn). Nhờ đó, việc vận chuyển rơm về nhà thuận lợi và nhanh hơn hẳn so với chất cả đống rơm xá lên xe như trước đây.

Do năng suất tăng cao hẳn lên, nên mỗi ngày, lượng rơm mà gia đình ông Phát thu hoạch được đã dư ra khá nhiều so với nhu cầu nuôi bò của gia đình. Trong khi đó, nhiều hộ trong vùng cũng có nhu cầu lớn về rơm để chăn nuôi bò sữa, tủ gốc cây ăn trái, trồng nấm …

Từ đó, ông quyết định làm thêm dịch vụ cung ứng rơm khô. Để đảm bảo uy tín, chất lượng, ông luôn tuân thủ nguyên tắc chỉ bán những cuộn rơm có chất lượng tốt, còn những cuộn rơm không tốt (còn ướt, có dính bùn …) ông để cho bò nhà ăn.

Mặt khác, do được cuộn bằng máy của Z755 nên những cuộn rơm của ông Phát luôn có khối lượng cao hơn 1-,15 kg/cuộn so với cuộn rơm của những hộ làm bằng máy Trung Quốc. Mà mua bán rơm lại tính giá theo cuộn, vì vậy, rơm của ông luôn đắt hàng.

Không chỉ những hộ trực tiếp sử dụng rơm thích mua các cuộn rơm của ông Phát, mà ngay cả nhiều thương lái đang thu gom rơm trong vùng, cũng thích mua lại rơm cuộn của ông và những hộ dùng máy của Z755. Với các cuộn rơm làm từ loại máy này, họ sẵn sàng trả giá cao hơn vài ngàn đồng/cuộn, vì biết chắc sẽ dễ tiêu thụ hơn so với rơm cuộn từ máy của Trung Quốc.

16-12-57_nh-3-my-cuon-rom

Do đó, ở gần nhà ông Phát, cũng có nhiều hộ làm rơm cuộn, nhưng vì dùng máy Trung Quốc nên rơm của họ không dễ tiêu thụ. Trong khi đó, rơm nhà ông Phát thu về nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu đặt hàng của người dùng rơm trong vùng.

Ông bảo “Vào những lúa không có rơm trên đồng, giá rơm thường tăng cao. Nhiều lần, tôi muốn để dành rơm đến lúc ấy mới bán, nhưng không thể để được vì bà con liên tục đến mua. Người ta đang cần rơm cho bò, mình không thể không bán”.

Trong kho nhà ông Phát hiện còn 500 cuộn rơm, mà 200 cuộn đã có người đặt mua. Cũng theo ông Phát, một lợi thế lớn khác khi dùng máy của Z755 là khi có trục trặc, hỏng hóc, sẽ được nhà máy bảo hành chu đáo, còn máy của Trung Quốc, nếu hỏng đành phải cất kho bởi không có phụ tùng thay thế.

Thấy dùng máy cuốn rơm của Z755 có hiệu quả kinh tế cao, ông Phát đã quyết định đầu tư thêm một cái máy nữa, giao cho người em rể sử dụng.

Với 2 cái máy, trong vụ Đông Xuân vừa rồi, chỉ trong vòng 2 tháng thu hoạch rơm, gia đình ông đã thu được khoảng 7.000 cuộn rơm. Trong đó chỉ một phần nhỏ sử dụng trong gia đình, còn đại đa số là để kinh doanh, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ. Nếu tính giá trung bình 20.000 đ/cuộn, tính ra, chỉ 2 tháng làm rơm trong vụ Đông Xuân, gia đình ông có doanh thu từ rơm là trên 100 triệu đồng, đủ để lấy lại vốn mua máy (125 triệu đ/cái). Mà mỗi năm, giá đình ông có tới 3 vụ thu hoạch rơm.

Box: Máy cuốn rơm của Z755 là loại máy dễ vận chuyển, sử dụng. Do dùng bánh lốp, lại vận hành bằng cách gắn vào đằng sau một cái máy cày (lấy chuyển động quay từ trục ra của máy kéo truyền qua trục Cácđăng để tạo chuyển động quay cho máy cuốn rơm), nên khi cần vận chuyển từ nơi này tới nơi khác, chỉ cần dùng máy cày kéo đi trên đường một cách bình thường. Máy cuốn rơm của Z755 có thể hoạt động tốt trên ruộng gò cao hay ruộng sình lầy, đạt năng suất 800-1.000 kg/h.

Năm 2012, máy cuốn rơm Z755 là sản phẩm đại diện cho nghành nông nghiệp TP HCM trình diễn tại cánh đồng lớn tỉnh Sóc Trăng. Các năm 2013 và 2014 máy đã tham gia triển lãm ngành nông nghiệp tại An Giang. Năm 2015, máy được giới thiệu tại Triển lãm hàng nông nghiệp năm miền Đông Nam bộ, tổ chức tại Bình Thuận. Hiện nay, máy cuốn rơm của Z755 đang được tiêu thụ nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm và dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ – NHÀ MÁY Z755 – BỘ QUỐC PHÒNG

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, P.10, Q. Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 069651020 – 08.38945882

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.