| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phòng chống thiên tai

Thứ Ba 14/12/2021 , 09:17 (GMT+7)

Kiên Giang Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ khả năng chống chịu trước thiên tai, ưu tiên củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển, phòng chống sạt lở.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 của tỉnh có nhiều thuận lợi như: Thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó là chủ trương của tỉnh đẩy mạnh phát triển nuôi biển, tăng cường nuôi tôm công nghiệp, xây dựng vùng nuôi công nghệ cao. Tỉnh  Kiên Giang giảm diện tích lúa vụ 3 và những nơi sản xuất lúa không hiệu quả chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn…

Kiên Giang ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi lớn, đa mục tiêu, đảm bảo đủ khả năng chống chịu trước thiên tai, bảo vệ sản xuất và dân sinh. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi lớn, đa mục tiêu, đảm bảo đủ khả năng chống chịu trước thiên tai, bảo vệ sản xuất và dân sinh. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đó, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai đồng bộ, hiện đại, đảm bảo đủ khả năng chống chịu trước thiên tai và giảm thiểu thiệt hại về người và sản xuất do thiên tai gây ra. Trong đó, ưu tiên củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Xây dựng và triển khai chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn.

Phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích trồng lúa 2 vụ, diện tích các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi lớn, đa mục tiêu.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng khó khăn về nguồn nước, các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Tập trung đầu tư phát triển cảng cá kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền nghề cá để tăng hiệu quả đầu tư, đặc biệt các khu gần các ngư trường vùng biển ảnh hưởng của bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại, đảm bảo tăng cường liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Tăng cường nghiên cứu và sử dụng các giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu. Khuyến khích các giải pháp tiết kiệm nước. Khôi phục rừng ngập mặn, có các giải pháp chắn sóng tại các vùng ven biển hiệu quả.

Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo, xác định rủi ro, các giải pháp đồng bộ để chủ động bảo vệ sản xuất trước các nguy cơ về dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu, sử dụng các phương án, biện pháp phi công trình cùng với phương án, biện pháp công trình để thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cùng với đầu tư hạ tầng, việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản mang hiệu hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Cùng với đầu tư hạ tầng, việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản mang hiệu hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi nông nghiệp, kết nối không gian phát triển giữa các vùng, khu vực, địa phương. Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, vừa hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng, vừa hạn chế tổn thất trong nông nghiệp. Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai hiện đại, đồng bộ, bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập.

Tăng cường áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, thu gom, xử lý và tái sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, kèm cơ chế giám sát chặt chẽ để thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp xanh, các bon thấp.

Theo ông Toàn, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, tỉnh cũng tập trung chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi 32.864 ha đất trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trong đó có 10.290 ha chuyển sang luân canh một vụ lúa, một vụ tôm, 940 ha cây hàng năm và 15.524 ha diện tích lúa Mùa chuyển sang nuôi trồng thủy sản. 

Việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa giúp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiệt hại do thiên tai, hạn hán gây ra đối với trồng trọt. Từ đó, đã mang lại hiệu quả cho người sản xuất, từ thu nhập bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha, tăng lên từ 100 - 130 triệu đồng/ha.

    Tags:
Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mưu sinh lúc mưa dông, một ngư dân bị sét đánh tử vong

QUẢNG NINH Hoàn cảnh gia đình nạn nhân khá khó khăn, đang nuôi 4 con nhỏ ăn học. Nguồn thu chủ yếu của hai vợ chồng từ nghề đánh lồng.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.