| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang mạnh dạn chuyển đổi sản xuất theo điều kiện tự nhiên

Thứ Tư 02/06/2021 , 10:01 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp Kiên Giang đang mạnh dạn chuyển đổi sản xuất diện tích ven biển từ mô hình ngọt hóa sang ngọt, lợ, mặn luân phiên, thuận theo điều kiện tự nhiên.

Sản xuất ngọt, lợ, mặn luân phiên

Kiên Giang là tỉnh ven biển, sở hữu vùng biển Tây rộng lớn (hơn 63.000 km2) và bờ biển dài hơn 200 km, từ Mũi Nai (Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh). Trước đây, với mục tiêu mở rộng tối đa vùng ngọt hóa để sản xuất lúa nên các công trình thủy lợi được xây dựng với mục đích tiêu thoát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt. Vùng sản xuất lúa được mở rộng ra sát đê biển, lên tới hàng chục ngàn ha.

Thời gian qua tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất lúa ven biển sang luân canh vụ lúa, vụ tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian qua tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất lúa ven biển sang luân canh vụ lúa, vụ tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Ảnh: Trung Chánh.

Tuy nhiên, khi tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, sản xuất lúa vùng ven biển trở lên bấp bênh thì bài toán chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp là yêu cầu tất yếu. Nhất là từ khi Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời, đã xoay trục kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL từ ưu tiên cây lúa sang thủy sản – cây ăn trái – lúa gạo. Nghị quyết này cũng xác định quan điểm, bên cạnh nguồn nước ngọt thì nước mặn, nước lợ cũng là tài nguyên quý giá cần được khai thác sử dụng hiệu quả.

Việc chuyển đổi sản xuất từ nước ngọt chuyên canh cây lúa sang các mô hình ngọt, mặn, lợ luân phiên được xem là thông minh, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong các tiểu vùng sinh thái của tỉnh Kiên Giang thì vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng có nhiều diện tích ven biển, thích hợp cho quy hoạch phát triển sản xuất luân phiên vụ lúa (nước ngọt) và vụ tôm (nước lợ). Đến nay, đã có hàng chục ngàn ha được chuyển đổi sang mô hình lúa - tôm, cho thu nhập cao hơn hẳn.

Mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản

Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, phần lớn diện tích đất chuyên lúa từ quốc lộ 80 ra biển, thuộc huyện Hòn Đất và Kiên Lương, sẽ được chuyển dịch sang mô hình lúa – tôm, ít rủi ro hơn và cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Sản xuất luân canh lúa - tôm là mô hình thuận thiên, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Sản xuất luân canh lúa - tôm là mô hình thuận thiên, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Riêng tại huyện Hòn Đất đã có tới 7 xã ven biển, với tuyến đê biển dài 49 km. Trên tuyến đê này thời gian qua đã có hàng chục công trình thủy lợi được xây dựng phục vụ phát triển sản xuất, gồm 21 cống thoát lũ ra biển Tây và 16 cống thuộc dự án nuôi trồng thủy sản Vàm Răng - Ba Hòn. Khi toàn bộ diện tích ven biển này được chuyển đổi sẽ mở rộng thêm khoảng 20.000 ha diện tích để sản xuất luân phiên vụ lúa – vụ tôm.

Ông Lê Văn Giàu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết, những năm trước, trên địa bàn huyện thường có khoảng 3.000 – 4.000 ha lúa ven biển bị thiệt hại do hạn, mặn. Nhưng nhờ chuyển đổi sản xuất hiệu quả, cùng với việc điểu chỉnh cơ cấu mùa vụ, kết hợp vận hành tốt các công trình thủy lợi, mùa khô năm 2020-2021 đã hạn chế tối đa, giảm thiểu diện tích bị thiệt hại do xâm nhập mặn.

Sản xuất luân canh lúa - tôm là mô hình thuận thiên, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Sản xuất luân canh lúa - tôm là mô hình thuận thiên, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Trước đó, khoảng đầu những năm 2000, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi phần lớn diện tích các huyện vùng U Minh Thượng từ canh tác lúa - cá nước ngọt sang mô hình lúa - tôm nước lợ. Việc chuyển đổi này đã tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho cả vùng. Luân canh vụ lúa, vụ tôm nước lợ đã mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa và khai thác cá nước ngọt tự từ nhiên.

Ngay trong vụ mùa 2020-2021, nhiều huyện ven biển đã chủ động chuyển đổi giảm diện tích gieo sạ lúa, thay đổi cơ cấu múa vụ, chủ yếu là chuyển sang mô hình lúa – tôm. Cụ thể, kế hoạch xuống giống vụ mùa toàn tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 4.600 ha lúa so với kế hoạch đề ra, trong đó riêng huyện An Minh đã giảm 4.385 ha.

Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Nguyễn Văn Dũng cho biết, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, tỉnh xác định phát triển sản xuất thủy sản là thế mạnh của địa phương. Thời gian  qua, Kiên Giang đã chủ động chuyển đổi các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhất là giảm dần diện tích chuyên canh lúa ở các vùng ven biển, thiếu nước ngọt sang mô hình luân canh vụ lúa, vụ tôm.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất