| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Lũ nhỏ, xuống giống lúa đông xuân sớm

Thứ Sáu 04/10/2019 , 11:04 (GMT+7)

Khung thời vụ xuống giống lúa đông xuân (ĐX) 2019-2020 tại Kiên Giang từ đầu tháng 9, vùng ĐX chính vụ từ tháng 10, do dự bão lũ thấp, cần gieo sạ sớm để né mặn xâm nhập, hạn chế thiệt hại.

Lũ mùa nước nổi năm nay dự báo đã đạt đỉnh, chỉ quanh mức báo động 1, rất nhỏ và sẽ xuống nhanh

Thông tin trên được TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang khuyến cáo tại hội nghị sơ kết sản xuất lúa vụ hè thu, thu đông 2019 (HT, TĐ) và kế hoạch sản xuất vụ mùa, đông xuân 2019-2020, tổ chức sáng 23/9 tại TP Rạch Giá.

Theo đó, vụ Mùa 2019-2020, diện tích 66.000 ha, chủ yếu sản xuất trên nền đất nuôi tôm ở các huyện vùng U Minh Thượng, phần ven biển huyện Hòn Đất, Kiên Lương, gieo cấy từ 25/8-25/9.

Vụ ĐX 2019-2020, diện tích kế hoạch 288.823 ha, sản lượng thu hoạch hơn 2 triệu tấn. Khung thời vụ khuyến cáo tại vùng U Minh Thượng gieo sạ từ 1/9, chậm nhất đến 10/10 là kết thúc, để tránh hạn, mặn xâm nhập. Vùng ĐX chính vụ, do dự báo lũ thấp nên có thể gieo sạ sớm, chia làm 3 đợt. Đợt 1 từ 20-30/10, đợt 2 từ 20-30/11 và đợt 3 từ 20-30/12.

Do lũ năm nay rất nhỏ, ngành nông nghiệp Kiên Giang khuyến cáo nông dân xuống giống vụ đông xuân sớm từ tháng 9, ĐX chính vụ từ tháng 10 để né hạn mặn cuối vụ

“Căn cứ vào tình hình thủy văn, dự báo dịch hại và nhu cầu thị trường gạo xuất khẩu thời gian tới, khuyến cáo cơ cấu giống lúa vụ ĐX như sau: nhóm gạo thơm Jasmine 85, Đài Thơm 8, OM 4900, ST 24, nhóm hạt dài, năng suất cao OM 5451, GKG 1, OM 2517, OM 6976… Riêng nhóm hạt tròn Japonica và giống nếp, như: ĐS1, IR4625... chỉ nên sản xuất khi có hợp đồng bao tiêu của doanh nghiệp”, TS Đỗ Minh Nhựt khuyến cáo.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang nhận định: “Thời tiết, thủy văn thời gian tới sẽ diễn biến rất khắc nghiệt. Lũ mùa nước nổi năm nay dự báo đã đạt đỉnh, chỉ quanh mức báo động 1, rất nhỏ và sẽ xuống nhanh. Vì vậy, xâm nhậm mặn sẽ tăng cao. Dự báo, từ tháng 12 xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng trong phạm vi cách biển đến 30-35 km, từ tháng 1-2/2020, ranh mặn 4%o vào sâu nội đồng các cửa sông Cửu Long từ 45-55 km”.

Chi phí bơm tưới vụ ĐX tới sẽ rất cao, do lũ kiệt, mực nước trên sông, rạch sẽ xuống rất thấp

Chi phí bơm tưới vụ ĐX tới sẽ rất cao, do lũ kiệt, mực nước trên sông, rạch sẽ xuống rất thấp. Vì vậy, ông Tâm đề nghị các địa phương cần làm tốt công tác thủy lợi, nạo vét kênh rạch và tăng cường đầu tư các trạm bơm điện để giảm bớt chi phí sản xuất cho người dân.

Vụ HT 2019, nông dân Kiên Giang xuống giống đạt 290.171/280.000 ha, đến giữa tháng 9 đã thu hoạch được 211.000 ha, năng suất bình quân đạt 5,36 tấn/ha, sản lượng cuối vụ ước đạt gần 1,6 triệu tấn. Vụ TĐ gieo trồng 78.674/83.000 ha, đã thu hoạch 14.000 ha, năng suất bình quân 5,35 tấn/ha, sản lượng toàn vụ ước đạt 424.840 tấn.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất