| Hotline: 0983.970.780

Lo khô hạn, xâm nhập mặn

Thứ Sáu 29/03/2019 , 08:18 (GMT+7)

Năm 2019 Việt Nam đang chịu tác động của El Nino. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ, Nam Bộ đang vào mùa nắng nóng, cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5, các tỉnh giáp biển sẽ bị ảnh hưởng bởi khô hạn và xâm nhập mặn.

Nồng độ mặn cao xâm nhập sâu nội đồng, có khả năng ảnh hưởng đến SXNN và sinh hoạt của người dân ĐBSCL; đặc biệt vụ lúa Hè Thu đang xuống giống.

Nông dân ĐBSCL vừa thu hoạch vụ lúa Đông Xuân với bao buồn phiền do dịch rầy nâu xuất hiện bất ngờ, tốn nhiều chi phí phun xịt nhưng cuối vụ năng suất giảm và bán lúa giá thấp. Vụ Hè Thu dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do sản xuất gối vụ liên tục, nguồn bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, xâm nhập mặn, rầy nâu trên đồng ruộng vẫn còn và rất khó kiểm soát.

Khô hạn là vấn nạn của nông nghiệp 

Theo Trung tâm BVTV phía Nam, tỷ lệ rầy nâu mang virus rất cao, từ 16,67 – 33,33% (Giồng Riềng – Kiên Giang). Nếu nông dân không tuân thủ theo lịch mùa vụ khuyến cáo của ngành chức năng thì nguy cơ bị nhiễm vàng lùn - lùn xoắn lá rất cao.

Đặc biệt, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ, nhiệt độ trong vụ Hè Thu 2019 cao hơn mức trung bình nhiều năm, nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn có thể xảy ra ở nhiều địa phương như Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang…

Vừa thu hoạch xong vụ Đông Xuân, ông Nguyễn Văn Nê (Ba Nê), ở xã Hòa Lợi, huyện Giềng Riềng, Kiên Giang lại tất bật cày ải đất, chuẩn bị giống, phân bón và thuốc BVTV cho vụ Hè Thu. Ông Nê cho biết, mấy năm gần đây SX khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường cộng thêm dịch bệnh xuất hiện. Riêng vụ lúa Đông Xuân rồi gia đình SX gần 10ha. Không ngờ trà lúa bắt đầu trổ bông lại xuất hiện rầy nâu quá nhiều nên năng suất giảm. Vụ Hè Thu năm nay vừa xuống giống 10ha. Lo lắng nhất là nắng nóng, xâm nhập mặn, xì phèn làm lúa còi cọc, kém phát triển, dẫn đến nặng phân, nặng công chăm sóc.

Theo ông Nê, vụ Hè Thu thông thường chi phí cao gấp 1,5 lần so với vụ Đông Xuân hay Thu Đông nên ông tranh thủ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cuối vụ có lợi nhuận.

Nhận định của TS Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Kiên Giang: Trong vụ Đông Xuân rầy nâu bộc phát gây hại mạnh, nhất là giai đoạn trong và sau Tết Nguyên đán, gây cháy rầy cục bộ ở một số địa phương như Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Kiên Lương, làm ảnh hưởng đến năng suất. Vụ Hè Thu 2019, Kiên Giang có kế hoạch gieo sạ 280.000 ha, khung thời vụ xuống giống đợt 1 từ 25-31/3, đợt 2 từ 25/4-1/5. Điều đáng lo ngại là nắng nóng và khô hạn đã làm thiệt hại khoảng 10.000 ha lúa Hè Thu ở Giang Thành, Giồng Riềng, Tân Hiệp, nông dân phải gieo sạ lại.

Comcat 150WP chính hiệu do Cty TNHH Hoá Nông Lúa Vàng phân phối. Đây là chất điều hòa sinh trưởng có nguồn gốc thực vật (dịch chiết từ cây Lychnis viscaria). Comcat 150WP giúp cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ. Ngoài việc tăng khả năng chống chịu mặn, Comcat 150WP còn được Cục BVTV công nhận tính năng ức chế vàng lùn - lùn xoắn lá và phục hồi sinh trưởng khi gặp điều kiện bất lợi.

“Việc gieo sạ liên tục, gối vụ có nguy cơ rầy nâu lan truyền cho lúa Hè Thu và truyền bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. Qua xét nghiệm cho thấy tỷ lệ rầy nâu mang virus gây bệnh trên địa bàn tỉnh từ 16-33%, cao nhất trong khu vực ĐBSCL”, ông Giàu cảnh báo.

Nhằm hạn chế hạn, mặn gây thiệt hại trong SX và ảnh hưởng đến đời sống của người dân, trong mùa khô 2019, tỉnh Hậu Giang đã nâng cấp, sửa chữa 120 cống, đập thời vụ để trữ nước ngọt ở những vùng bị hạn và xâm nhập mặn.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết, nước mặn đang xâm nhập vào địa bàn tỉnh từ biển Đông theo sông Hậu, mặn có thể vượt qua kênh Cái Côn, Mái Dầm và từ Đại Hải (Sóc Trăng) qua các trục kênh cấp 2 uy hiếp huyện Châu Thành, TX Ngã Bảy, một phần huyện Phụng Hiệp. Bên cạnh đó, từ các trục kênh chính qua địa bàn Sóc Trăng, Bạc Liêu ảnh hưởng đến huyện Long Mỹ, TX Long Mỹ và một phần huyện Phụng Hiệp...

Trước tình hình khô hạn và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp,  Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo sử dụng KNO3 (10gram/1 lít nước), Comcat 150W cho các vùng canh tác lúa và cây ăn trái bị nhiễm mặn ở ĐBSCL.

Theo kết quả nghiên cứu trong điều kiện ruộng bị ảnh hưởng do nước mặn xâm dưới 3 phần ngàn, tại Hậu Giang, được đăng tải trên Tạp chí Khoa học, số 3, năm 2014 của ĐH Cần Thơ cho thấy: Phun KNO3 kết hợp với chất điều hòa sinh trưởng có tên thương mại là Comcat 150WP và bón CaO giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu mặn. Sử dụng các chất này đã thúc đẩy sự tích lũy proline trong cây lúa, sinh trưởng được cải thiện tốt thông qua việc duy trì hiệu quả số bông/m2, số hạt chắc trên bông dẫn đến gia tăng năng suất.

Ông Võ Văn Mến ở ấp 2, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, Hậu Giang nhiều năm sử dụng sản phẩm Comcat 150WP trong điều kiện hạn mặn, đặc biệt vụ Hè Thu đang canh tác 1ha. Ông Mến chia sẻ, nông dân đang tập trung xuống giống vụ Hè Thu, nhưng nguồn nước ở kênh bị nhiễm mặn từ 0,2 - 0,3 phần ngàn buộc phải lấy nước vào đồng khi lúa ở giai đoạn 21-27 ngày tuổi. Nhờ sử dụng Comcat 150WP lúa đẻ nhánh và ra rễ nhiều, nhẹ bón phân hơn so với các ruộng khác.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm