| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Thiên tai gây thiệt hại hàng chục ngàn ha lúa, rau màu

Thứ Ba 09/01/2024 , 10:01 (GMT+7)

Năm 2023 thiên tai gây thiệt hại cho Kiên Giang hơn 19,5 tỷ đồng, với 540 căn nhà bị sập, tốc mái, hàng chục ngàn ha lúa, rau màu, cây ăn quả bị hư hại.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang cho biết, trong năm 2023, các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh đã làm 2 người chết, 18 người bị thương, sập 177 căn nhà, tốc mái 363 căn nhà, 16 phương tiện tàu cá bị sóng đánh chìm và làm hư hỏng.

Đối với sản xuất nông nghiệp, diện tích bị thiệt hại do thiên tai là 25.414 ha, thuộc địa bàn các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Giang Thành, Gò Quao, Châu Thành, U Minh Thượng và thành phố Rạch Giá. Trong đó, diện tích gieo trồng lúa bị thiệt hại 25.253 ha, cây rau, màu gần 40 ha, còn lại là cây ăn quả.

Tổng giá trị thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 là hơn 19,5 tỷ đồng. UBND tỉnh Kiên Giang đã cấp kinh phí hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng từ nguồn quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh, kịp thời hỗ trợ cho 1 người chết, 5 người bị thương, 144 căn nhà sập và 276 căn nhà tốc mái. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang đang tiếp tục rà soát, củng cố hồ sơ trình UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ các trường hợp còn lại.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.