| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang cần xây dựng 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông

Thứ Năm 04/08/2022 , 14:41 (GMT+7)

Theo đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, từ nay đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang cần đầu tư xây dựng 200 công trình, với tổng kinh phí 17.406 tỷ đồng.

Tập trung trồng rừng phòng hộ ven biển

Kiên Giang là tỉnh có hơn 200 km bờ biển, chạy dài qua nhiều huyện, thành phố của tỉnh. Đai rừng phòng hộ ven biển rất quan trọng, là lá chắn sống phòng chống thiên tai, bảo vệ đê biển khỏi bị sói mòn, sạt lở do sóng biển.

Theo chân các nhân viên bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng Kiên Giang ra biển, tôi mới cảm nhận được hết được tầm quan trọng của rừng phòng hộ ven biển và những gian nan, vất vả của nghề giữ rừng và trồng rừng trên biển.

Đai rừng phòng hộ ven biển rất quan trọng, là lá chắn sống phòng chống thiên tai, bảo vệ đê biển khỏi bị sói mòn, sạt lở do mưa. bão. Ảnh: Trung Chánh.

Đai rừng phòng hộ ven biển rất quan trọng, là lá chắn sống phòng chống thiên tai, bảo vệ đê biển khỏi bị sói mòn, sạt lở do mưa. bão. Ảnh: Trung Chánh.

Con đường từ quốc lộ 63 ra cửa biển Xẻo Quao (xã Thuận Hòa, huyện An Minh, Kiên Giang) khá quanh co, đi qua nhiều cầu giao thông nông thôn chỉ vừa đủ cho xe bốn bánh qua lọt. Nhiều chỗ phải có người xuống làm hoa tiêu thì tài xế mới lái qua được. Càng ra gần phía biển đường càng khó đi và cuối cùng là phải xuống đi xe máy khi còn cách biển hơn 1 km. Để ra cửa biển, chúng tôi phải mượn vỏ máy của hộ anh Trần Hoàng Tuấn, hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng tại ấp Xẻo Quao, xã Thuận Hòa.

Cửa biển Xẻo Quao rừng phòng hộ được trồng và bảo vệ khá tốt, với 2 loại cây chính là mắm và đước ken dày đặc, góp phần phòng chống thiên tai. Ảnh: Trung Chánh.

Cửa biển Xẻo Quao rừng phòng hộ được trồng và bảo vệ khá tốt, với 2 loại cây chính là mắm và đước ken dày đặc, góp phần phòng chống thiên tai. Ảnh: Trung Chánh.

Chiếc vỏ máy uốn lượn để tránh những bầu ương dèo sò giống của người dân cắm dọc theo cửa sông thoát ra biển. Cửa biển Xẻo Quao rừng phòng hộ được trồng và bảo vệ khá tốt, với 2 loại cây chính là mắm và đước ken dày đặc.

Xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông, ven biển và rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn bảo vệ trực tiếp đê biển.

Nhiều diện tích rừng ven biển ở đây đã được giao khoán cho các hộ dân chăm sóc bảo vệ với nguồn sinh kế chính là nuôi thủy sản dưới tán rừng. Hộ anh Trần Hoàng Tuấn đang nhận khoán với tổng diện tích 18 ha, trong đó anh được khai thác 40% diện tích mặt nước để nuôi tôm sú, sò huyết và cua biển.

Anh Tuấn bảo, ở ven biển, rừng phòng hộ rất quan trọng, nếu mất hết đai rừng thì không gì trụ nổi trước thiên tai khi có mưa to, bão lũ. Ở đây mưa bão kết hợp với triều cường là sóng đánh ghê lắm, nên người dân ai cũng ý thức bảo vệ rừng, cũng là bảo vệ chính sinh kế của gia đình. Sóng biển mà đánh vỡ bờ bao thì tôm, cua nuôi sẽ thoát ra ngoài hết, mất nguồn thu.

Trong kế hoạch phòng, chống thiên tai, ngoài việc đầu tư các công trình, tỉnh Kiên Giang luôn chú trọng và tập trung nguồn lực trồng rừng phòng hộ ven biển. Theo đó, bên cạnh diện tích rừng ngập mặn được trồng mới và phục hồi thuộc các dự án xây dựng kè phá sóng, gây bồi, tạo bãi ven biển Tây, tỉnh Kiên Giang đã và đang triển khai thực hiện tổng diện tích trồng rừng dự kiến sau khi hoàn thành các dự án xây dựng kè là hơn 644 ha.

Nhiều người dân nhận giao khoán rừng ở ven biển An Biên - An Minh, kết hợp nuôi thủy sản dưới tán rừng, luôn có ý thức bảo vệ rừng để phòng chống thiên tai, bảo vệ chính sinh kế của gia đình. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều người dân nhận giao khoán rừng ở ven biển An Biên - An Minh, kết hợp nuôi thủy sản dưới tán rừng, luôn có ý thức bảo vệ rừng để phòng chống thiên tai, bảo vệ chính sinh kế của gia đình. Ảnh: Trung Chánh.

Ban Quản lý rừng Kiên Giang dự kiến kế hoạch trồng rừng bãi bồi, rừng phòng hộ ven biển, giải pháp chủ yếu bảo vệ cây mới trồng là xây dựng tường mềm. Giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu trồng 63 ha rừng hỗn giao, gồm cây mắm và cây bần, địa điểm thực hiện là các bãi bồi ven biển thuộc huyện An Biên – An Minh, với tổng nhu cầu vốn đầu tư 20,4 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Đầu tư 200 công trình phòng chống thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh vừa ký quyết định Phê duyệt đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021 - 2015 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông cần được thực hiện đồng bộ, cả xử lý cấp bách trước mắt và giải pháp căn cơ lâu dài, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn phòng hộ ven biển và tạo sinh kế cho người dân.

Giai đoạn từ năm 2021-2025, Kiên Giang sẽ thực hiện 90 công trình, gồm 18 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, kinh phí 2.450 tỷ đồng và 72 công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, kinh phí 7.958 tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Giai đoạn từ năm 2021-2025, Kiên Giang sẽ thực hiện 90 công trình, gồm 18 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, kinh phí 2.450 tỷ đồng và 72 công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, kinh phí 7.958 tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường, dễ thi công, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành phù hợp, kết hợp với giải pháp truyền thống. Quản lý hiệu quả nguồn nước, giảm thiểu các yếu tố tác động gây sạt lở bờ biển, bờ sông.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân dự tỉnh Kiên Giang cho biết, theo đề án nói trên, cần đầu tư xây dựng tổng số 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, gồm 18 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển và 182 công trình phòng chống sạt lở bờ sông. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 17.406 tỷ đồng, trong đó đề xuất Trung ương hỗ trợ 17.345 tỷ đồng và dự kiến nhu cầu kinh phí từ ngân sách tỉnh là 61 tỷ đồng.

Theo đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, từ năm 2021 - 2030, tỉnh Kiên Giang cần đầu tư xây dựng 200 công trình, với tổng kinh phí 17.406 tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, từ năm 2021 - 2030, tỉnh Kiên Giang cần đầu tư xây dựng 200 công trình, với tổng kinh phí 17.406 tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Phân kỳ giai đoạn từ năm 2021-2025, sẽ thực hiện 90 công trình, gồm 18 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, kinh phí 2.450 tỷ đồng và 72 công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, kinh phí 7.958 tỷ đồng. Tổng nhu cầu kinh phí là 10.469 tỷ đồng, trong đó đề xuất Trung ương hỗ trợ 10.408 tỷ đồng, còn lại là ngân sách tỉnh. Giai đoạn 2026-2030, tổng số công trình phòng, chống sạt lở bờ sông là 110 công trình, với nhu cầu kinh phí xây dựng 6.937 tỷ đồng và đề xuất Trung ương hỗ trợ toàn bộ.

Theo ông Trung, để chủ động phòng ngừa sạt lở, khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, đặc biệt là xây dựng các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển phải đề phòng nguy cơ sạt lở. Khi xảy ra sạt lở phải tập trung ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại.

Chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, xã hội góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất của nhân dân. Phát huy hiệu quả đầu tư các công trình phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại khu vực trọng điểm xung yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, ven biển. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại khu vực trọng điểm xung yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, ven biển. Ảnh: Trung Chánh.

Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại khu vực trọng điểm xung yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, ven biển.

Đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, phấn đấu thực hiện 90% số lượng công trình đề xuất đầu tư. Đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, phấn đấu hoàn thành xử lý các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Đến năm 2030, các khu vực sạt lở nguy hiểm tại khu vực bờ sông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cơ bản được xử lý bằng giải pháp công trình.

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình nhà ở tại khu vực ven sông, ven biển, chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ biển, bờ sông. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác đất, cát trên sông và vùng ven biển, đảo, khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn cát để hạn chế nguy cơ sạt lở, ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác đất, cát trái phép, không xin phép. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về lĩnh vực xây dựng và công trình thủy lợi trong hành lang bảo vệ nguồn nước. Quản lý, kiểm soát hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nhằm giảm thiểu tác động gây sạt lở, nhất là trên các tuyến kênh, rạch.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.