| Hotline: 0983.970.780

Kiên quyết để bảo vệ đê kè

Thứ Sáu 06/12/2019 , 09:17 (GMT+7)

Tuyến đê kè hữu sông Kiến Giang đọan qua xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có nhiệm vụ chống sạt lở và ngăn lũ cho vùng dân cư ven sông.

11-53-01__1-_cuong_che
Phá bỏ công trình xây dựng trái phép.

Tuy nhiên, đoạn đê này đã bị một số hộ dân lấn chiếm, xây dựng công trình kiên cố gây mất an toàn tuyến đê.

Tuyến đê dài gần 5 km, đoạn qua xã Duy Ninh dài hơn 1,5 km. Mặt đê rộng trên 3,5 m, vừa là đê vừa kết hợp đường giao thông. Trong những lần kiểm tra tuyến đê, các cơ quan chức năng đã phát hiện 3 hộ dân gồm ông Hoàng Vũ Thuật, ông Nguyễn Văn Nhất và bà Phạm Thị Nga đều ở thôn Phú Ninh, xã Duy Ninh, đã xây dựng công trình trái phép trên đê kè bờ sông Kiến Giang. Chính quyền lập biên bản vi phạm và yêu cầu các gia đình phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép để trả lại mặt bằng an toàn đê kè. Tuy nhiên, các hộ này vẫn không thực hiện.

Vào đầu tháng 10/2019, UBND huyện Quảng Ninh tổ chức họp bàn và triển khai kế hoạch, phương án tuyên truyền vận động và cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm pháp luật của 3 hộ dân ở thôn Phú Ninh.

Ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện nói: “Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, Mặt trận đoàn thể và xã Duy Ninh đã tích cực vận động tuyên truyền 3 hộ dân nói trên tháo dỡ công trình đã xây dựng trái phép”.

11-53-01__2-_tr_li_mt_bng
Trả lại mặt bằng an toàn cho tuyến đê.

UBND huyện ban hành các quyết định về việc cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Thành lập Ban cưỡng chế để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm. Đồng thời xây dựng kế hoạch, phương án cưỡng chế đối với các hộ vi phạm.

Sau khi tuyên truyền, vận động, 2 hộ ông Nhất và bà Nga đã tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm. Hộ ông Thuật chỉ tháo dỡ phần mái và phần tường bao công trình xây dựng vi phạm, còn lại phần móng và đất đá đổ đắp trên kè trái phép vẫn không tháo dỡ vẫn để nguyên trạng. Việc làm này cũng đã gây bất bình trong nhân dân.

UBND huyện Quảng Ninh, Ban cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Lực lượng cưỡng chế huy động máy móc, phương tiện, thiết bị tiến hành tháo dỡ phần nền móng, trụ bê tông, đá hộc, múc đất, cát xây dựng trái phép… Qua 2 ngày, Ban cưỡng chế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm an toàn. UBND huyện đã khen thưởng 8 cá nhân tích cực tham gia cưỡng chế.

Sau khi đoàn cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng, hoàn trả lại mặt bằng an toàn cho đê, nhiều người dân đã đồng tình ủng hộ cao. Ông Lê Văn Thế (một người dân) cho biết: “Không chỉ là trả lại sự an toàn cho tuyến đê mà còn là bài học để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật trong việc bảo vệ đê kè”.

11-53-01__3-_cong_trinh_ti_vi_phm
Công trình tái vi phạm cần được cưỡng chế tháo dỡ.

Tuy nhiên, cũng theo ghi nhận tại hiện trường, phần cưỡng chế tháo dỡ nằm trên phía trong đê. Riêng phần từ mặt ngoài đê ra phía mép nước trở ra sông, công trình vẫn chưa được tháo dỡ. Do công trình xây dựng trái phép này thuộc hành vi tái phạm nên việc xử lý thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thụ, huyện đã có văn bản gửi UBND tỉnh đề nghị ra quyết định cưỡng chế và ủy quyền việc xử lý vi phạm cho UBND huyện để xử lý theo quy định.

“Lúc có được quyết định cưỡng chế và ủy quyền thi hành, chúng tôi sẽ vận động các hộ dân tháo dỡ. Nếu không chấp hành, chúng tôi sẽ thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật”, ông Thụ nói thêm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.