| Hotline: 0983.970.780

Kiên quyết xử lý nuôi tôm trái phép

Thứ Tư 29/08/2018 , 14:05 (GMT+7)

Hiện nay một số vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xảy ra tình trạng lấn chiếm, cải tạo ao hồ nuôi tôm trái phép. Tình trạng này đã diễn nhiều năm, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan mà còn phá vỡ quy hoạch.

08-55-05_b
Đối với việc nuôi tôm trái phép, tỉnh Phú Yên sẽ xử lý

Không những thế người nuôi còn tự ý bơm hút cát ở lòng sông, cửa sông để cải tạo hồ tôm dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy mới. Tuy nhiên do thiếu quyết liệt xử lý cho nên đến nay tình trạng này chưa thuyên giảm.

Tiêu biểu tại huyện Tuy An, theo ghi nhận chúng tôi việc nuôi tôm trái phép xảy ra ngay tại khu vực danh thắng quốc gia Đầm Ô Loan và gành Đá Đĩa. Tại đầm Ô Loan đang có 752 hộ nuôi tôm với 1.039 hồ, diện tích hơn 414 ha. Trong đó, chỉ có 65,7 ha có quyết định phê duyệt. Diện tích vi phạm quy hoạch đã tăng hơn 42 ha so với năm 2002. Còn tại danh thắng Gành đá đĩa, hiện còn tồn tại 15 bè nuôi.

Để giải quyết tình trạng nuôi tôm trái phép, UBND huyện Tuy An đang thực hiện việc quy hoạch chi tiết vùng nuôi trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh Phú Yên. Ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Chúng tôi đang khảo sát và thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nuôi. Theo đó, khu vực nào nào sẽ nuôi tôm, khu vực nào sẽ nuôi cá. Còn việc lấn chiếm để nuôi tôm ở gành Đá Đĩa, mới đây tỉnh cùng với huyện đã bàn bạc, sẽ vận động nhân dân không tiếp tục nuôi mới và sẽ phải chuyển đến vùng khác”.

Tương tự, tại TP Tuy Hòa việc lấn chiếm trong nuôi tôm xảy ra ở 2 khu vực. Trong đó, khu vực phía Nam đã cơ bản được xử lý. Các hộ nuôi đã bàn giao đất lấn chiếm lại cho TP quản lý. Tuy nhiên khu vực phường 9 và xã Bình Kiến vẫn còn 23 hộ dân SX tôm giống chưa di dời. Chính quyền đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính các hộ này.

Ông Võ Ngọc Kha, Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, cho biết, TP đang tiến hành vận động các hộ, và đã có thông báo thu hồi. Sắp tới sẽ họp dân để giải thích cho các hộ dân hiểu và đồng tình. Việc lấn chiếm này sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng tuyến đường đi bộ, công viên ven biển giai đoạn 3 tạo mỹ quan cho TP nên việc giải tỏa là rất cần thiết.

Còn ông Nguyễn Trọng Tùng, GĐ Sở NN-PTNT Phú Yên chia sẻ: Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững, tỉnh Phú Yên đang thực đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung quy hoạch chi tiết các vùng nuôi, lắp đặt quan trắc tự động cảnh báo môi trường; hướng người nuôi ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm và sử dụng lồng nuôi bằng vật liệu mới như lồng bằng hợp kim đồng và lồng bằng nhựa HDPE…

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.