| Hotline: 0983.970.780

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 2,7%

Thứ Ba 15/10/2019 , 08:35 (GMT+7)

Ngày 14/10, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9/2019, Bộ NN-PTNT cho biết 9 tháng đầu năm 2019, giá trị SX toàn ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng khá với mức tăng 2,02%, trong đó thủy sản tăng cao 6,12%, lâm nghiệp tăng 3,98%.

18-05-39_ctr4
Giá trị SX toàn ngành nông nghiệp vẫn tăng cao trong 9 tháng đầu năm 2018.

Trong bối cảnh khó khăn về thị trưởng, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10-15%, nhưng kim ngạch XK vẫn đạt 30,02 tỷ USD, tăng 2,7% so với với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, giá trị XK lâm sản chính đạt 7,93 tỷ USD, tăng 18%; gỗ và sản phẩm gỗ (7,5 tỷ USD, tăng 16,8% và triển vọng sẽ đạt mục tiêu kim ngạch XK 11 tỷ USD năm 2019)...

Trong khi đó, một số nhóm ngành hàng cũng đã ghi nhận tụt giảm về kim ngạch XK so với 9 tháng đầu năm 2018 như: cà phê (2,1 tỷ USD, giảm 21,8%); gạo (gần 2,24 tỷ USD, giảm 9,8%); hạt điều (2,4 tỷ USD, giảm 5,4%); rau, quả (2,15 tỷ USD, giảm 4,3%); tôm (2,4 tỷ USD, giảm 8,0%).

Mặc dù vậy, thặng dư thương mại nông lâm thủy sản vẫn đạt 6,86 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với cùng kỳ 2018.

Về lĩnh vực chăn nuôi, ảnh hưởng lớn của dịch bệnh tả lợn châu Phi dẫn đến sản lượng thịt lợn giảm 8,0%, giá trị SX giảm 0,6%. Tuy nhiên, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng, như: thịt trâu đạt 70,5 nghìn tấn, tăng 3,1%; thịt bò đạt 264,9 nghìn tấn, tăng 4,2%; thịt gia cầm đạt 931,4 nghìn tấn, tăng 13,5%; trứng đạt 9,2 tỷ quả, tăng 10,0%. sữa tăng 9,3%,...

9 tháng đầu năm, Bộ NN-PTNT đã tiếp tục quyết liệt đàm phán, mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản cho sản phẩm nông, thủy sản như: Triển khai XK sữa sang Trung Quốc; đẩy nhanh tiến trình đánh giá rủi ro để xuất sớm XK tổ yến; các trái cây như sầu riêng, chanh leo, bơ, bưởi, dừa, na; khoai lang; thạch đen. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn cho 02 doanh nghiệp XK gạo Việt Nam.

Bên cạnh đó, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp xử lý vướng mắc về hoạt động XNK nông thủy sản giữa Bộ NN-PTNT, Tổng cục Hải quan Trung Quốc và lãnh đạo các tỉnh biên giới cả hai phía Việt Nam - Trung Quốc đối với việc áp dụng bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, chứng thư XK, vấn đề kiểm dịch động thực vật...

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm