| Hotline: 0983.970.780

Kinh hoàng rau muống nhiễm độc

Thứ Ba 26/06/2012 , 11:13 (GMT+7)

Một tiết lộ từ Chi cục BVTV tỉnh Bình Dương cho hay, mới đây trong một lần lấy mẫu rau muống ngẫu nhiên trong giai đoạn đang thu hoạch tại vùng trồng chuyên canh rau muống tại xã Chánh Mỹ, TX Thủ Dầu Một đã bất ngờ phát hiện nhiều mẫu rau bị nhiễm dư lượng thuốc BVTV.

Một tiết lộ từ Chi cục BVTV tỉnh Bình Dương cho hay, mới đây trong một lần lấy mẫu rau muống ngẫu nhiên trong giai đoạn đang thu hoạch tại vùng trồng chuyên canh rau muống tại xã Chánh Mỹ, TX Thủ Dầu Một đã bất ngờ phát hiện nhiều mẫu rau bị nhiễm dư lượng thuốc BVTV.

Các mẫu rau đó nhiễm dư lượng thuốc BVTV có hoạt chất Chlopyrifos ethyl, mặc dù ngưỡng cho phép của hoạt chất trên rau ăn lá theo qui định của Bộ NN-PTNT chỉ có 0,05 mg/kg (Thông tư 68/2010) nhưng thực tế có một số mẫu có từ 0,33 mg/kg (vượt 6 lần), thậm chí đến con số 5,55 mg/kg, tức vượt đến 111 lần. Hết hồn chưa?


Thuốc Vitashield 40EC mặc dù nằm ngoài danh mục được phép sử dụng trên rau, nhưng vẫn sử dụng tràn lan trên rau muống

Nếu người tiêu dùng mà biết được thông số này chắc chẳng có ai dám ăn, dù đây là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của rất nhiều gia đình.

Hôm qua (25/6), chúng tôi trực tiếp đến vùng trồng rau muống ở ấp Mỹ Hảo 1, xã Chánh Mỹ để tìm hiểu. Gặp ông Nguyễn Văn Dương, một hộ nông dân có quê ở Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vào tỉnh Bình Dương lập nghiệp bằng nghề trồng rau muống đã 8 năm nay. Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV bằng phương pháp sắc ký của Chi cục BVTV thì hộ anh Dương đứng “topten” sử dụng hóa chất Chlopyrifos ethyl vượt mức cho phép đến 111 lần trên rau!

Sau khi kiểm tra thực tế tại đồng ruộng, chúng tôi phát hiện té ra Chlopyrifos nằm trong chai thuốc có nhãn hiệu là Vitashield 40EC (dung tích 480 cc) của công ty Thanh Sơn Hóa Nông (Quận 7, TPHCM) chuyên trị rệp sáp trên cà phê và sâu vẽ bùa trên cam. “Tụi tui ở đây ai cũng xài, quen gọi là thuốc xông hôi, bởi vì đặc trưng của nó mùi hôi nồng và điều trị rất hiệu quả con rầy. Sau khi thu hoạch tiến hành phun gốc thì con rầy có chui xuống đất cũng bị ngạt mà chết!” - ông Dương khoe tính năng của thuốc. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó chi cục trưởng BVTV tỉnh Bình Dương, đây là loại thuốc nằm ngoài danh mục được phép sử dụng trên rau.

Hiện nay, ông Dương trồng 8.000m2 rau muống, mỗi năm thu hoạch 12 lứa. Để trị rầy thì cứ 8.000 m2 ông sử dụng 2 chai “thuốc xông hơi” (100 cc cho bình 25 lít nước - PV), và phải phun hai lần như vậy mới có hiệu quả.


Hộ ông Nguyễn Văn Dương, sử dụng thuốc Vitashield 40EC có hoạt chất Chlopyrifos ethyl vượt mức cho phép đến 111 lần!

Trường hợp của nông dân Nguyễn Văn Dự cũng tương tự. Ông Dự quê ngoài Bắc, vào tỉnh Bình Dương thuê đất trồng rau muống. Vườn rau muống gần 1ha của ông này cũng bị phát hiện dư lượng hoạt chất Chlopyrifos vượt ngưỡng cho phép trên 6 lần. Đặc biệt, qua 2 lần lấy mẫu đều bị dính. “Rau muống bị nhiều nhất là sâu, rầy. Xịt thuốc sâu 10 ngày quay lại đã có rầy nên ai nói trồng rau muống mà chỉ xài thuốc kích thích của Trung Quốc thôi là nói xạo” - ông Dự khẳng định.

Thế nên, thử làm phép tính: cứ 1 tháng là ông đưa ra thị trường khoảng 270-300 bó. Như vậy, mỗi năm chỉ riêng ông Dự đã cung cấp cho người tiêu dùng khoảng 3.500 bó rau tương đương khoảng 12-15 tấn rau muống. Nếu rau nhiễm dư lượng thuốc BVTV cao như nói ở trên, liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng? Điều này không ai biết được.

Đến trực tiếp kiểm tra vùng trồng rau muống của các hộ dân ở đây, chúng tôi bất ngờ thấy hiện diện quá nhiều thuốc BVTV của nhiều công ty đang được sử dụng vô tội vạ và hầu hết đều chỉ định trên cây lúa, cây công nghiệp, cây ăn trái, còn cây rau thì chỉ có... 1 chai!

Nào là Reasgant 3,6 EC của Cty Việt Thắng (tỉnh Bắc Giang) trị rầy nâu, Emaxtin 1,9 EC của Cty Lợi Nông (Đức Hòa, Long An) trị sâu ăn lá, Nipy Ram của Cty Hóa Sinh Á châu (Gò vấp, TPHCM) trị rầy nâu, Carbezim của Cty CP BVTV Sài Gòn trị nấm... Trong đó, thuốc Nypy ram 50WP giá 30 ngàn/gói 14gr “diệt sạch rầy cám và rầy trưởng thành. Không sợ tái phát rầy” trên cây lúa, có hoạt chất Nitenpyram hiện tại Chi cục BVTV Bình Dương không thể định lượng vì thiếu chất chuẩn. Theo anh Nguyễn Thanh Hùng (phụ trách phòng phân tích sắc ký - Chi cục BVTV) chỉ có khả năng kiểm tra 25 chỉ tiêu thuộc nhóm Lân hữu cơ, Cúc, Clor và Carbamat. Ngoài ra, nếu người nông dân sử dụng các hoạt chất khác nằm ngoài 25 chỉ tiêu trên thì chưa phân tích định lượng được.

Do vậy, dù thuốc này đang được sử dụng phổ biến trên rau muống nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng.

“Phát hiện hộ ông Phạm Đăng Hòa ở KP Phú Hội (Vĩnh Phú, TX Thuận An) dùng thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam có hoạt chất Ethyl parathion trên rau muống. Biện pháp xử lý buộc tiêu hủy ruộng rau muống có DT khoảng 1.000 m2; Lập biên bản nhắc nhở đối với hộ Trần Văn Thắng ở ấp Mỹ Hảo 1, xã Chánh Mỹ, TX Thủ Dầu Một do phun thuốc trừ sâu trên rau muống có dư lượng thuốc vượt mức cho phép...” (Nguồn: B/c của Chi cục BVTV Bình Dương ngày 18/6/2012).

“Trên địa bàn xã có 8-9 hộ dân quê các tỉnh phía Bắc nhập cư vào trồng rau muống với tổng diện tích khoảng 8 ha từ mấy năm nay. Nếu tính bình quân NS mỗi lứa (khoảng 1 tháng) từ 12-15 tấn/ha, thì mỗi tháng các hộ này cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 120 tấn, còn 1 năm cả trên ngàn tấn rau muống. Nếu không chấn chỉnh lại thì rau muống nhiễm độc tràn lan trên thị trường...” (Bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Chủ tịch HND xã Chánh Mỹ).

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm