| Hotline: 0983.970.780

Kính nano giúp cây trồng tăng trưởng nhanh

Thứ Hai 13/02/2017 , 14:10 (GMT+7)

Đây là loại kính trong suốt, không màu dùng cho các nhà kính trồng rau, nhất là rau xà lách, rau xanh dạng lá... giúp chúng tăng trưởng chiều cao tới 190% và diện tích lá rộng hơn 40% so với mức trung bình.

Theo trang tin Straitstimes của Singapore số ra đầu tháng 2/2017, nhóm chuyên gia ở Đại học Bách khoa Nanyang Polytechnic (NYP) và tập đoàn sản xuất kính an toàn Safety Glass (SSG) của Singapore vừa hợp tác phát triển thành công một loại kính mới để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Đây là loại kính trong suốt, không màu dùng cho các nhà kính trồng rau, nhất là rau xà lách, rau xanh dạng lá... giúp chúng tăng trưởng chiều cao tới 190% và diện tích lá rộng hơn 40% so với mức trung bình.

06-47-56_1
Kính phủ nano tiết kiệm điện giúp cây trồng tăng trưởng nhanh của NYP và SSG
 

Bí quyết nói trên nhờ vào một hỗn hợp có chứa các hạt nano, được nhúng polymer tạo ra tấm kính an toàn, có khả năng chuyển đổi màu sắc ánh sáng mặt trời thành màu xanh và đỏ, để hỗ trợ cây quang hợp thuận lợi hơn. Công nghệ có tên Nano Glo-n-Grow, có khả năng tận dụng tối đa ánh sáng mà không cần tới nguồn điện, giảm được chi phí sản xuất so với những phương pháp canh tác tương tự như hệ thống đèn LED chiếu sáng màu đỏ và xanh dương.

Tùy thuộc vào mục đích chuyển đổi màu sắc ánh sáng, hạt nano dùng cho kính có đường kính từ 3 -20 nanomet, nhỏ hơn 10.000 lần bề rộng sợi tóc người, làm nhiệm vụ chuyển đổi bước sóng ánh sáng ngắn hoặc xanh hiệu quả. Tuy bí quyết công nghệ còn giữ kín, nhưng theo bà Hannah Gardner, giảng viên cao cấp ở NYP, chủ nhiệm dự án thì trong vòng 1 - 3 năm nữa sản phẩm sẽ được hoàn thiện và đưa ra thương phẩm. Còn theo Straitstimes, quá trình sản xuất không quá phức tạp, nguyên liệu dễ kiếm và giá rẻ, có sẵn tại địa phương.

Cũng theo bà Hannah Gardner, dự án sản xuất kính phủ nano tiết kiện điện năng đã thu hút nhiều sinh viên cuối cấp tham gia. Các thành viên gặp nhiều khó khăn trong việc kết hợp giữa hoá chất và nhiệt độ để cho ra vật liệu lý tưởng, song trở ngại này đã được khắc phục sau 12 tuần thử nghiệm. "Đề tài kích thích tính sáng tạo cho sinh viên, giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức bổ ích và ứng dụng trong nền kinh tế tri thức, nông nghiệp sạch cho Singapo sau này", Tiến sĩ Choo Keng Wah, Phó giám đốc Trường Công nghệ thuộc NYP tiết lộ.

Công nghệ Nano Glo-n-Grow có thể tóm tắt như sau: Các hạt nano có đường kính từ 3 -20 nanomet được nhúng vào kính làm nhiệm vụ chuyển đổi một phần ánh sáng mặt trời thành các sóng áng sáng đỏ và xanh mà cây trồng dễ dàng quang hợp nên không cần tới điện năng. Ngoài các hạt nano còn có polymer trong suốt được bổ sung vào cho kính để đảm bảo độ an toàn cho kính khi sử dụng.

Nếu so sánh tính kinh tế thì mỗi mét vuông hệ thống đèn LED chiếu sáng đỏ và xanh dương như hiện nay hết từ 80 - 130 USD (tương đương 1,8 - 3 triệu VNĐ) chưa kể chi phí điện, trong khi đó sử dụng kinh bằng công nghệ Nano Glo-n-Grow chỉ hết 18 USD tiền polymer, cộng thêm 0,2 USD cho hạt nano, quy ra tiền VN chỉ khoảng 405.000đ/m2.

06-47-56_2
Cơ chế làm việc của kính đi theo công nghệ Công nghệ Nano Glo-n-Grow

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm