| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế khởi sắc, Long An hướng mục tiêu tăng trưởng 9,6% cả năm

Thứ Sáu 12/07/2019 , 09:05 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2019, kinh tế của tỉnh duy trì phát triển, tăng trưởng khá cao.

15-20-49_11-7_kte_long_n_khoi_sc
Kinh tế Long An khởi sắc (Ảnh minh họa).

Theo đó, hầu hết chỉ tiêu KT-XH đều đạt và vượt kế hoạch, toàn tỉnh có thêm 9 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 77 xã (46,3% tổng số xã toàn tỉnh).

Một trong những điểm khởi sắc là lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay có 25 doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết xây dựng cánh đồng lớn vụ hè thu năm 2019 với số lượt cánh đồng đăng ký là 94, diện tích thực hiện là 7.714,4ha.

Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi sang các loại cây hiệu quả hơn, nhất là một số diện tích từ trồng lúa, mía sang chanh, thanh long...

Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, sản lượng tăng. Đến nay, toàn tỉnh thả nuôi 2.755ha tôm nước lợ, đạt 41,7% kế hoạch, tăng 9,7% so cùng kỳ, trong đó thu hoạch 2.589ha, năng suất bình quân ước 2,2 tấn/ha, sản lượng 5.773 tấn, đạt 50,2% kế hoạch, tăng 34,5% so cùng kỳ.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 39.679 tỉ đồng (theo giá so sánh 2010), tốc độ tăng trưởng 9,89%.

Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An yêu cầu các ban, ngành chức năng và các địa phương phải quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 9,6%.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm